Nông dân Đồng Nai trồng thử nghiệm thành công giống bắp biến đổi gen

Đây là mô hình điểm nằm trong chương trình “chuyển giao kiến thức và trải nghiệm canh tác bắp biến đổi gen” do Công ty Dekalb Việt Nam (thuộc Tập đoàn Monsanto, Hoa Kỳ) thực hiện. Theo ông Nguyễn Lâm, nông dân trồng thử nghiệm giống bắp biến đổi gen tại xã Lang Minh (huyện Xuân Lộc), vụ bắp biến đổi gen đầu tiên này bắt đầu cho thu hoạch, năng suất tương đương với các giống bắp lai ông đã trồng trước đó, nhưng giảm được chi phí thuốc trừ sâu và chi phí công lao động. Tham gia mô hình này, nông dân được hỗ trợ toàn bộ giống, hỗ trợ kỹ thuật canh tác và một phần chi phí sản xuất.
Đồng Nai có 2 địa phương tham gia thực hiện mô hình này là Xuân Lộc và Cẩm Mỹ. Dự kiến cuối năm 2015, giống bắp biến đổi gen kháng sâu và chống chịu thuốc trừ cỏ này sẽ có mặt ngoài thị trường.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 30/3, ông Nguyễn Thanh Bình, Trưởng Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại Thành phố Hồ Chí Minh đã trao Chứng nhận rau Đà Lạt cho lãnh đạo thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng, chính thức công nhận thương hiệu rau Đà Lạt.

Sáng ngày 12/6, tại xã Văn Sơn (Văn Bàn), Trung tâm Khuyến nông tỉnh Lào Cai phối hợp với Viện Nghiên cứu ngô (thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đã tổ chức Hội nghị tổng kết mô hình trình diễn giống ngô lai đơn LVN 092.

Quá trình đô thị hoá diễn ra mạnh mẽ ở các thành phố lớn, nhất là Hà Nội và TP.HCM, đang đặt ra vấn đề cấp bách là phải đào tạo nghề gắn với các mô hình sản xuất nông nghiệp, giúp người dân ven đô có sinh kế bền vững.

Phải bán dưới giá thành chăn nuôi, chịu lỗ thê thảm suốt thời gian dài, nay dịch heo tai xanh lại xảy ra và có dấu hiệu lan rộng, nhiều người chăn nuôi bán tháo đàn heo để chạy dịch. Người cầm cự cũng đang rất hoang mang, lo lắng.

Cách đây khoảng 20 năm, vùng đất Khánh Hưng, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau còn hoang hóa, người dân trồng lúa một năm 2 vụ vẫn không đủ ăn. Khi ấy gia đình Út Thanh (Trần Văn Thanh, 48 tuổi) được xem là hộ nghèo nhất xóm.