Nông dân Đồng Nai trồng thử nghiệm thành công giống bắp biến đổi gen

Đây là mô hình điểm nằm trong chương trình “chuyển giao kiến thức và trải nghiệm canh tác bắp biến đổi gen” do Công ty Dekalb Việt Nam (thuộc Tập đoàn Monsanto, Hoa Kỳ) thực hiện. Theo ông Nguyễn Lâm, nông dân trồng thử nghiệm giống bắp biến đổi gen tại xã Lang Minh (huyện Xuân Lộc), vụ bắp biến đổi gen đầu tiên này bắt đầu cho thu hoạch, năng suất tương đương với các giống bắp lai ông đã trồng trước đó, nhưng giảm được chi phí thuốc trừ sâu và chi phí công lao động. Tham gia mô hình này, nông dân được hỗ trợ toàn bộ giống, hỗ trợ kỹ thuật canh tác và một phần chi phí sản xuất.
Đồng Nai có 2 địa phương tham gia thực hiện mô hình này là Xuân Lộc và Cẩm Mỹ. Dự kiến cuối năm 2015, giống bắp biến đổi gen kháng sâu và chống chịu thuốc trừ cỏ này sẽ có mặt ngoài thị trường.
Có thể bạn quan tâm

Theo tin từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, hồi 7h ngày 16/7, vị trí tâm bão Rammasun ở vào khoảng 14,2 độ Vĩ Bắc; 120,5 độ Kinh Đông, trên khu vực phía Nam đảo Luzon (Philippines). Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 13 (tức là từ 134 đến 149 km một giờ), giật cấp 15, cấp 16.

Ngày 1-12, tại huyện Yên Thế (Bắc Giang), Sở Công thương Bắc Giang phối hợp với UBND huyện Yên Thế tổ chức hội nghị xúc tiến thương mại, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm gà đồi Yên Thế. Tham dự hội nghị có đại diện một số sở Công thương, đơn vị tiêu thụ, kinh doanh gà đồi tại Hà Nội, Quảng Ninh, TP Hồ Chí Minh... và hộ chăn nuôi trên địa bàn.

Đến năm 2020, bên cạnh chăn nuôi trang trại được đẩy mạnh phát triển thì chăn nuôi quy mô nhỏ vẫn tồn tại và chiếm ưu thế. Theo đó, nhiều giải pháp được đặt ra để nâng cao sức cạnh tranh như hình thành liên kết; chính sách khuyến khích phát triển trong đó có vốn, đào tạo kỹ thuật.

Gà đồi Yên Thế đã trở thành thương hiệu nổi tiếng trong cả nước. Nuôi gà đồi đã trở thành một nghề đối với nhiều hộ nông dân, góp phần tạo thêm nhiều việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động. Để từng bước nâng cao công tác quản lý, giám sát chất lượng sản phẩm. UBND huyện Yên Thế đã thực hiện nhiều giải pháp cam kết đưa đến tay người tiêu dùng sản phẩm đảm bảo chất lượng.

Thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng hợp lý, nhiều địa phương trong tỉnh Tiền Giang do điều kiện canh tác lúa khó khăn, nông dân đã mạnh dạn chuyển sang trồng sen, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Tập trung nhiều nhất tại huyện Tân Phước (Tiền Giang) đã chuyển đổi gần 50 ha lúa năng suất thấp sang trồng sen.