Nông Dân Đổi Đời Từ Vèo Cá Lóc

Bắt đầu với số vốn khiêm tốn để mua con giống và làm vèo - lồng nuôi từ lưới hoặc túi nylon, nông dân có thể thu lãi cả chục triệu đồng từ cá lóc.
Phó Thủ tướng: Việt Nam có thể làm giàu bằng nông nghiệp / Lãi trăm triệu vào mùa lũ nhờ tôm càng xanh
Nuôi cá lóc (cá quả hay cá chuối) trong vèo không cần diện tích lớn, chỉ đòi hỏi khoảng chục mét vuông mặt nước. Diện tích nhỏ như vậy có thể tận dụng ven bờ các con kênh, rạch hay ngăn một góc ao. Cá lóc nuôi trong vèo được ăn cá tạp, ốc, hến nên thịt chắc và ngon như cá sống môi trường tự nhiên, hoàn toàn không có thuốc hoá học, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
Ông Đặng Văn Kiệt ở ấp Thạnh An 3 (xã Thạnh Thới Thuận, Trần Đề, Sóc Trăng), là người đầu tiên nuôi cá lóc trong vèo và được nhiều người dân nơi đây học theo. Trước, cuộc sống gia đình ông Kiệt rất khó khăn vì không có ruộng đất sản xuất. Khi biết được hình thức nuôi cá lóc trong vèo, ông đi tìm thầy học.
Sau đó, ông quyết định vay vốn ngân hàng hơn 10 triệu đồng, làm vèo bằng lưới nylon, quây 9m2 mặt nước, thả 1.000 con cá giống. Nuôi gần 4 tháng, khoảng 3 con đạt một kg với giá bán 45.000 đồng. Tổng cộng, ông Kiệt lãi được 8 triệu đồng từ lứa đầu tiên.
Hiện nay, ở xã Thạnh Thới Thuận có rất nhiều người nuôi cá lóc trong vèo. Những người ít đất hoặc không có đất, tận dụng kênh rạch với sự cần cù là có được thu nhập khá. Cá lóc nuôi trong vèo sạch nên có giá cao, thường hút hang.
Có thể bạn quan tâm

Qua một thời gian tập trung nhiều nguồn lực và giải pháp nhằm đẩy mạnh đánh bắt, khai thác thủy sản xa bờ, đến nay, triển vọng đối với ngành đánh bắt xa bờ tại Ninh Thuận đang có những khởi sắc.

Sản xuất nông sản theo hướng sạch đã và đang được các nhà khoa học và ngành chức năng khẳng định là hướng đi tất yếu nhằm đảm bảo các yếu tố bền vững cho môi trường, an toàn cho người sản xuất và người sử dụng sản phẩm.

Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Vũng Liêm (Vĩnh Long) phối hợp với Khoa Thủy sản- Trường Đại học Cần Thơ tổ chức triển khai dự án “Xây dựng mô hình ứng dụng khoa học công nghệ sản xuất giống và nuôi cá lóc trong bể lót bạt” cho nông dân trên địa bàn huyện.

Hôm 18/7, Ủy ban tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế thuộc Tổ chức y tế thế giới (WHO) lần đầu công bố qui định mức an toàn về lượng arsenic có trong gạo và được nhiều nước đồng tình.

Việc chuyển đổi từ hình thức chăn nuôi và trồng trọt nhỏ lẻ sang mô hình kinh tế trang trại đã đem lại hiệu quả cho các nông hộ trên địa bàn huyện Thăng Bình.