Nông Dân Điêu Đứng Vì Lúa Bị Chết Rét

Đứng thẫn thờ nhìn ruộng lúa gần 20 ngày tuổi chết dần chết mòn, chị Phan Thị Hòa ở thôn Đơn Sa, xã Quảng Phúc (huyện Quảng Trạch - Quảng Bình) quả quyết “Phải gieo lại thôi, chứ như thế này không cứu vãn được nữa”.
Nói rồi chị để mặc cho khách đứng lại trên bờ, lẳng lặng lội xuống ruộng, mò mẫm lần tìm đến những thân lúa lưa thưa còn lại. Mấy ngày trước trời nắng, cứ tưởng có thể cứu vãn được ai ngờ nó cứ tím bầm, khô quắt lại. Có khoảnh, rụi cùng một lúc, có khoảnh chết dần dần. Giờ cả cánh đồng lúa như những cây tăm khô cắm trên mặt ruộng.
Thoáng lướt khắp lượt cánh đồng lúa gần 20 ngày tuổi này, tịnh không một khoảnh nào gợn lên một chút xanh non. Anh Nguyễn Văn Lai, Trưởng thôn Đơn Sa nói: So với mấy năm trước, rét năm nay ăn thua chi mô. Ngày trước ra đồng tay chân lạnh cóng không làm chi được.
Năm ni trời vẫn còn ấm chán. Nhưng, mỗi tội, nó đến sớm quá, lại trùng với thời điểm gieo cấy. Rét từ lúc hạt lúa cắm rễ xuống đất cho đến mấy ngày gần đây, lúa không vòi đầu, đâm rễ ra được. Rồi hình như có sương muối nữa thì phải. Mấy đám mạ bắc bạc đầu vì rét của thôn gần đây cũng cứ xoắn lá, chụm vào nhau, rụi từng cụm.
Chị Hòa cho biết: Nhà làm gần một mẫu. Trong đó, 2 sào gieo trước Noel, 2 sào gieo sau Noel mà vẫn chết tiệt. May còn 3 sào ở đồng Lền, ruộng sâu, phải bắc mạ cấy. Ngày mai, thuê máy làm đất rồi gieo lại. May sao, giống cũ mà cũng ra môộng khá đều. Nghe nói sắp có đợt rét nữa, nhưng giống ra rồi thì cũng phải gieo thôi.
Anh Lai phân vân nói như giải thích, theo kế hoạch nông vụ của huyện, vụ đông-xuân triển khai từ khoảng ngày 10 đến 20-12, nhưng thôn chúng tôi phải tiến hành gieo sớm vì không chủ động được nguồn nước. Cả cánh đồng hơn 100ha gieo cấy phải phụ thuộc vào nguồn nước trời cho. Vì vậy, ruộng ở đây chỉ làm được 1 vụ đông-xuân thôi, vụ còn lại phải bỏ hoang. Tính đến thời điểm này, diện tích lúa bị chết hơn 75ha.
Tính đến thời điểm này, xã Quảng Phương đã gieo cấy được 585ha lúa đông-xuân năm 2013-2014, đạt 100% kế hoạch. So với lịch thời vụ chung của toàn huyện, vụ đông-xuân năm nào nông dân xã Quảng Phương cũng gieo cấy muộn hơn từ 3-5 ngày.
Tuy nhiên, đợt rét kéo dài vừa qua cũng khiến cho hơn 300ha lúa ở đây bị chết, gần 150ha bắt buộc phải gieo lại. Ông Nguyễn Đình Thế, Phó chủ tịch UBND xã Quảng Phương cho biết: “Hiện, ở các diện tích bị chết, chúng tôi đang chỉ đạo quyết liệt nhân dân làm đất gieo cấy lại cho kịp khung thời vụ. Tuy nhiên, chỉ một số ít diện tích được gieo lại vì thiếu nước. Ngoài ra, ở các diện tích lúa không bị chết, chúng tôi tiến hành thông báo cho nhân dân phun thuốc kích thích cây lúa mọc rễ, nảy mầm và cho nước vào tháo nước ra một cách hợp lý, tránh tình trạng lúa bị chết do ngâm nước dưới trời nắng sau đợt rét dài.
Theo thống kê của Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Quảng Trạch, đợt rét vừa qua đã khiến 2.500/4.100ha lúa bị ảnh hưởng nặng. Trong đó, lúa bị chết từ 30-50% khoảng 450ha; từ 50-70%: 680ha; chết trên 70% là 550ha.
Anh Võ Xuân Hồng, Phó trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Quảng Trạch cho biết: Trước những thiệt hại do rét kéo dài gây ra, Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Quảng Trạch đã có thông báo gửi các địa phương về việc tăng cường chỉ đạo phòng chống và khắc phục hậu quả do rét cho lúa vụ đông-xuân năm 2013-2014.
Theo đó để hạn chế thiệt hại đến mức thấp nhất và khắc phục hậu quả do rét gây ra, các địa phương cần chỉ đạo nhân dân chủ động ngâm ủ giống, tạm thời chưa xuống giống khi có điều kiện thời tiết bất lợi, tranh thủ những ngày nắng ấm đẩy nhanh tiến độ gieo trồng.
Đối với những diện tích mạ đã gieo, nếu nhiệt độ xuống dưới 15 độ C và thời gian rét kéo dài tuyệt đối không được bón phân đạm, phân NPK, chỉ bón lân và tro bếp kết hợp điều tiết nước hợp lý. Nếu có diện tích lúa bị chết cần phải gieo lại, các địa phương chủ động đăng ký mua giống lúa ngắn ngày như Khang dân 18, DV108, IR50404... tại Trạm giống cây trồng Ba Đồn...
Có thể bạn quan tâm

Ngày 12/2, Trung tâm Ứng dụng công nghệ cao tỉnh tổ chức hội thảo đánh giá giống lúa vụ đông xuân 2014-2015. Hội thảo nhằm mục tiêu đánh giá, tuyển chọn và giới thiệu các giống lúa mới triển vọng đã qua khảo nghiệm có năng suất cao, thích nghi với điều kiện canh tác, giúp nông dân lựa chọn những giống lúa phù hợp trong sản xuất.

Cụ thể hóa mục tiêu này, cơ quan có thẩm quyền của tỉnh đã đầu tư hạ tầng cơ sở nhân giống, tạo giống thủy sản, trong đó có Trung tâm Giống thủy sản Gia Lai. Được đưa vào hoạt động giữa năm 2012 nhưng do yếu tố khách quan nên đến đầu năm 2013, Trung tâm Giống thủy sản Gia Lai mới bắt đầu triển khai phần việc ương cá giống.

Sau hơn 2 năm mới có dịp quay lại thôn Nà Nôm, xã Đường Âm, huyện Bắc Mê, một địa danh được nhiều người trong và ngoài huyện biết đến, nhờ việc những người dân nơi đây tiên phong đưa cây hồi - một loại cây lưỡng dụng vừa là cây rừng phủ xanh đất trống đồi núi trọc, vừa là cây dược liệu giúp người dân có thu nhập ổn định hàng năm từ hai loại sản phẩm Hoa thực tế là quả hồi và Tinh dầu vào trồng thành công tại vùng đất này.

Với mong muốn giành được mùa vàng bội thu, khi không khí xuân đang tràn ngập trên khắp đường làng, ngõ xóm và trong mỗi gia đình thì trên khắp các cánh đồng những ngày cuối năm Giáp Ngọ, nhiều bà con nông dân trong tỉnh vẫn nô nức “trảy hội” xuống đồng. Nơi thì khẩn trương thu hoạch nốt diện tích cây vụ đông, nơi thì tích cực san phẳng ruộng, chăm sóc mạ, nơi lại đang khẩn trương gieo cấy lúa xuân. Không khí lao động thật nhộn nhịp.

Thời gian qua, nhiều người nông dân (ND) ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã bỏ công nghiên cứu, sáng tạo ra nhiều loại nông sản “độc”, lạ để bán trong dịp Tết Nguyên đán. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau, những “nhà khoa học chân đất” này đã gặp không ít trở ngại về bản quyền.