Nhập Khẩu Điều Nguyên Liệu Gặp Khó

Các năm trước giá điều châu Phi chỉ ở mức 750-850 USD/tấn. Nhưng năm nay, mức giá này “ăn theo” mức tăng của giá điều nội địa của Việt Nam.
Ông Nguyễn Đức Thanh, Chủ tịch Hiệp hội Điều Việt Nam (Vinacas), cho biết hiện nay giá điều thô nhập khẩu từ các nước châu Phi đã hơn 1.000 USD/tấn, cao hơn 150-200 USD/tấn so với năm 2013, gây khó khăn cho doanh nghiệp (DN) khi nhập khẩu nguyên liệu để chế biến xuất khẩu.
Theo ông Thanh, các năm trước giá điều châu Phi chỉ ở mức 750-850 USD/tấn. Nhưng năm nay, mức giá này “ăn theo” mức tăng của giá điều nội địa của Việt Nam. Nếu doanh DN Việt Nam nhập khẩu về để mang đi chế biến xuất khẩu thì sẽ lỗ.
Khối lượng hạt điều nhập khẩu trong tháng 2-2014 chỉ đạt 14.000 tấn với giá trị đạt 17 triệu USD, đưa khối lượng nhập khẩu mặt hàng này trong hai tháng đầu năm đạt 28.000 tấn, giá trị nhập khẩu đạt 36 triệu USD, giảm 36,4% về lượng và giảm 20% về giá trị so với cùng kỳ năm 2013.
Trước tình hình này, DN nên lên kế hoạch thu mua điều trong nước. Vụ điều châu Phi vẫn còn hai tháng nữa mới vào vụ thu hoạch, lúc đó tùy diễn biến thị trường mới nhập khẩu điều nguyên liệu. Theo báo cáo của Bộ NN&PTNT, khối lượng xuất khẩu hạt điều hai tháng đầu năm 2014 chỉ ở mức đạt 28.000 tấn với 169 triệu USD, giảm 0,1% về khối lượng nhưng tăng 2,4% về giá trị so với cùng kỳ năm 2013. Mỹ, Trung Quốc và Hà Lan vẫn duy trì là ba thị trường nhập khẩu điều lớn nhất của Việt Nam chiếm lần lượt 26%, 20% và 9,8% tổng giá trị xuất khẩu.
Có thể bạn quan tâm

Vài năm trở lại đây, kinh tế xã hội của xã Mường Nhé, huyện Mường Nhé đã có những bước phát triển mạnh. Tỷ lệ hộ nghèo của xã hiện nay giảm còn hơn 30%, trở thành xã có tỷ lệ hộ nghèo thấp nhất huyện.

Hiện nay, 80% diện tích lúa trên địa bàn huyện Điện Biên Đông đang trong thời kỳ đẻ nhánh, diện tích còn lại trong giai đoạn tỉa giặm. Các cơ quan chức năng chỉ đạo nông dân tích cực chăm bón, phòng, trừ sâu bệnh…

Từ nguồn vốn Dự án Hỗ trợ ứng dụng và chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ (KH&CN) phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nông thôn và miền núi giai đoạn 2011 - 2015 của Bộ KH&CN, Trại Giống Nông nghiệp huyện Điện Biên triển khai mô hình sản xuất nấm cao cấp trên diện tích 2.000m².

Từ đầu năm 2013 đến nay, người dân trong huyện Long Mỹ (Hậu Giang) thả nuôi được trên 1.500ha thủy sản, giảm 500ha so với cùng kỳ năm 2012. Trong đó, diện tích cá nuôi ao là 1.000ha, còn lại là nuôi dưới ruộng. Ngoài ra, còn có gần 800 lồng, vèo được người dân nuôi cá lóc trên các sông cái lớn, giảm hơn 100 cái.

Tình trạng người chăn nuôi mua phải gia cầm, thủy cầm giống kém chất lượng đang diễn ra khá phổ biến, gây thiệt hại lớn cho người chăn nuôi...