Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nông Dân Đảo Bé Trắng Tay Vụ Hành Thu Đông

Nông Dân Đảo Bé Trắng Tay Vụ Hành Thu Đông
Ngày đăng: 31/12/2014

Hơn nửa tháng nay, hàng trăm hộ nông dân trồng hành tại đảo Bé (xã đảo An Bình, huyện Lý Sơn, Quảng Ngãi) như ngồi trên đống lửa, bởi hàng chục héc ta hành thu đông sắp cho thu hoạch bị mưa gió phá tan hoang. Một vụ hành được kỳ vọng sẽ bội thu thì người dân đảo Bé lại dở khóc, dở cười vì sự thất thường của thời tiết.

Những ngày này dù thời tiết thất thường, mưa gió triền miên, nhưng người dân đảo Bé vẫn miệt mài trên đồng thu dọn hết số hành thu đông bị thối rữa bởi nước mưa. Dọc các trục đường trên đảo đâu đâu cũng thấy cây hành được người dân chất thành đống ngoài mưa gió để mang ra biển đổ.

Hiện nay đời sống của người nông dân trên đảo Bé vốn đã khổ nay lại khổ hơn, khó khăn chồng chất khó khăn, bởi tất cả vốn liếng mà họ đầu tư cho vụ hành này gần như mất trắng.

Bà Trần Thị Mai - ở đảo Bé buồn rầu tâm sự, vụ hành năm nay phát triển khá tốt, trong giai đoạn thu hoạch thì không khí lạnh liên tục tràn về, gặp mưa nhiều khiến 3 sào hành gia đình bà gần như hư hoàn toàn, một số ít được thu hoạch về cũng không tiêu thụ được, mấy vụ hành trước còn có lãi, chứ vụ này gia đình bà lỗ nặng.

Do thời tiết từ đầu mùa đến gần khi thu hoạch thuận lợi, nắng ráo nên bà con nông dân trồng hành tin rằng vụ hành này sẽ bội thu, trúng lớn, đời sống sẽ vơi bớt khó khăn, thế nhưng chỉ mấy ngày không khí lạnh tăng cường, trời chuyển mưa dầm, khiến trên 23ha hành thu đông đang cho thu hoạch thì đã có gần 20ha bị thối rữa hoàn toàn. Theo bà con nông dân đảo Bé, gặp mưa nhiều, hành hư mà thu hoạch về bán rẻ thì cũng chẳng ai mua. Trong khi cuộc sống cơm áo gạo tiền của bà con nông dân đảo Bé chỉ trông chờ vào vụ hành này.

Bà Trương Thị Bông - ở đảo Bé cho biết; vụ hành này gia đình bà cũng thu hoạch khoảng 4 sào hành, thì đã có hơn 3 sào chịu ảnh hưởng nước mưa và thối rữa hoàn toàn không thể tiêu được đành phải đổ xuống biển. “Vụ này đầu tư lớn, với giá giống, phân bón cao, mà hành thì hư hết thế này thì không biết lấy gì bù lại chi phí đã bỏ ra”- Bà Bông thở dài.

Cũng theo bà Bông, để sản xuất vụ hành thu đông, người dân đảo Bé phải đầu tư trên 7 triệu đồng/sào để mua giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, đó là chưa kể hàng trăm ngày công chăm sóc. Không riêng gì gia đình bà Mai, bà Bông mà hàng trăm hộ nông dân trồng hành trên đảo Bé đều có chung cảnh ngộ, bởi suốt hơn hai thángđánh vật với nắng mưa, bỏ cả vốn liếng để tập trung chăm sóc cho những ruộng hành là nguồn thu nhập duy nhất để nuôi sống gia đình, thì giờ đây trở thành nỗi ám ảnh đối với bà con.

Ông Phan Đình Phương – Chủ tịch UBND xã An Bình, huyện Lý Sơn cho biết, vụ hành thu đông năm 2014 toàn xã gieo trồng trên 23ha diện tích, đầu vụ cây hành phát triển tốt, tổng sản lượng ban đầu ước đạt trên 150 tấn. Tuy nhiên vào giai đoạn hành chuẩn bị cho thu hoạch, gặp mưa nhiều nên toàn bộ 80% diện tích hành của bà con nông dân đảo Bé bị thối rữa. Hiện nay sản lượng toàn xã thu hoạch ước đạt chỉ còn khoảng 38 tấn.


Có thể bạn quan tâm

Nông Dân Thới Hoà Liên Kết Nuôi Ếch Đạt Hiệu Quả Nông Dân Thới Hoà Liên Kết Nuôi Ếch Đạt Hiệu Quả

Những năm gần đây, ở xã Thới Hoà, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long ngày càng có nhiều người đầu tư nuôi ếch công nghiệp, tuy nhiên, do nuôi đơn lẻ và chưa đúng qui trình kỹ thuật, nên dẫn tới tình trạng tư thương ép giá hoặc khó tiêu thụ, khiến người nuôi rơi vào tình trạng thua lỗ.

15/09/2014
Bà Rịa Vũng Tàu Triển Khai Thành Công Mô Hình Ương Giống Tôm Thẻ Chân Trắng Bà Rịa Vũng Tàu Triển Khai Thành Công Mô Hình Ương Giống Tôm Thẻ Chân Trắng

Tin từ Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu cho biết, năm 2014, đơn vị này đã triển khai mô hình trình diễn “Ương giống tôm thẻ chân trắng” tại hộ ông Phạm Văn Trí ở ấp Ông Tô, xã Phước Thuận (huyện Xuyên Mộc). Đây cũng là khu vực có diện tích nôi tôm công nghiệp lớn nhất toàn tỉnh hiện nay (hơn 150 ha).

15/09/2014
Các Mô Hình Thủy Sản Mang Nguồn Lợi Cho Dân Các Mô Hình Thủy Sản Mang Nguồn Lợi Cho Dân

Điều kiện khí hậu của tỉnh Hà Giang rất thích hợp nuôi và phát triển nhiều loài cá. Ước tính hiện nay, diện tích nuôi trồng thuỷ sản trong tỉnh khoảng 1.900ha; có nguồn nước dồi dào, nguồn thức ăn phong phú rất thuận lợi cho phát triển thuỷ sản.

15/09/2014
Mô Hình Làm Giàu Từ Nuôi Ếch Mô Hình Làm Giàu Từ Nuôi Ếch

Mấy năm gần đây, khi đời sống khá lên thì người tiêu dùng lại có xu hướng ưa chuộng các món ăn đồng quê, dân dã. Nắm bắt thị hiếu trên, nhiều hộ dân ở huyện Phước Long (Bạc Liêu) đã đầu tư phát triển mạnh mô hình nuôi ếch. Đi đầu phải kể đến ông Hồ Văn Bảy (xã Hưng Phú, huyện Phước Long).

15/09/2014
Tân Kỳ (Nghệ An) Hiệu Quả Từ Nuôi Trồng Thủy Sản Tân Kỳ (Nghệ An) Hiệu Quả Từ Nuôi Trồng Thủy Sản

Những năm qua, kết hợp với chính sách hỗ trợ của nhà nước, nông dân huyện Tân Kỳ (Nghệ An) đã chuyển đổi được nhiều diện tích đất nông nghiệp sang nuôi trồng thủy sản, tận dụng mặt nước hồ đập lớn để thả cá và nuôi cá lồng. Bởi vậy, hàng năm diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản của Tân Kỳ tăng từ 40 - 50 ha, sản lượng đánh bắt cá năm sau cao hơn năm trước.

15/09/2014