Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nông dân đang thiệt kép rất lớn

Nông dân đang thiệt kép rất lớn
Ngày đăng: 05/10/2015

Trong tháng 9 vừa qua chỉ đạt 1,98 tỉ đô la Mỹ, giảm tới 16,5% so với cùng kỳ.

Tổng kim ngạch xuất khẩu của nhóm hàng này trong chín tháng đầu năm 2015 cũng chỉ đạt 19,97 tỉ đô la Mỹ, giảm 7% so với cùng kỳ.

Thiệt đơn do giá xuất khẩu

Việc rổ hàng nông sản xuất khẩu này “co lại” như vậy chủ yếu là do giá xuất khẩu tiếp tục giảm.

Tổng kim ngạch xuất khẩu bảy mặt hàng nông sản chủ yếu có số liệu thống kê về lượng và giá trị (gồm gạo, cà phê, điều nhân, sắn và sản phẩm sắn, cao su, hạt tiêu và chè) trong chín tháng đầu năm nay chỉ đạt 8,95 tỉ đô la Mỹ, giảm 9,9% so với cùng kỳ.

Thế nhưng, nếu cùng quy về giá năm 2011, tổng kim ngạch xuất khẩu của nhóm hàng này trong chín tháng đầu năm nay đạt 11,52 tỉ đô la Mỹ. Như vậy, khoản “thua thiệt” về giá đã lên tới 2,57 tỉ đô la Mỹ, tương ứng với 28,7% kim ngạch xuất khẩu thực tế.

Điều đáng ngại là xu thế giảm giá của các mặt hàng nông sản này hiện nay vẫn tiếp tục mạnh lên. Nếu như tỷ lệ thua thiệt về giá trong cùng kỳ năm 2012 mới chỉ là 16,6%; năm 2013 tăng lên 23% thì năm 2014 tiếp tục nhích lên 23,9% kim ngạch xuất khẩu thực tế.

Một động thái khác cũng rất đáng lưu ý là nhập khẩu 14 mặt hàng nông sản và vật tư nông nghiệp chủ yếu vẫn tiếp tục xu thế tăng, cho nên xuất siêu hàng nông sản đã giảm mạnh.

Nếu như tổng kim ngạch nhập khẩu của nhóm hàng này trong chín tháng đầu năm 2012 mới đạt 9,59 tỉ đô la Mỹ, cùng kỳ năm 2013 tăng lên 10,62 tỉ đô la Mỹ thì cùng kỳ năm 2014 tăng mạnh lên 12,37 tỉ đô la Mỹ và chín tháng đầu năm nay đã đạt kỷ lục 13,09 tỉ đô la Mỹ.

Xuất siêu bình quân các mặt hàng nông sản chủ yếu trong cùng kỳ ba năm trước là 8,95 tỉ đô Mỹ, đạt tỷ lệ tới 82,4%.

Nhưng với tình hình này, chín tháng đầu năm nay, xuất siêu đã giảm rất mạnh, chỉ còn 6,88 tỉ đô la Mỹ, tương ứng tỷ lệ 52,5%.

Những biến động của giá cả như vậy đã “làm mờ” một thực tế đặc biệt đáng quan tâm là nhập khẩu hàng nông sản còn tăng “khủng” hơn nhiều so với những gì các số liệu thống kê cho thấy.

Nếu theo các số liệu thống kê, nhập khẩu 14 mặt hàng nông, lâm nghiệp, thủy sản và vật tư nông nghiệp chủ yếu trong chín tháng đầu năm 2015 chỉ tăng rất khiêm tốn 5,8% so với cùng kỳ năm 2014

Còn nhập khẩu bảy mặt hàng nông sản và vật tư nông nghiệp chủ yếu có số liệu thống kê về lượng và giá trị đã tăng đáng lo ngại 17,1% nhưng nếu quy về giá năm 2011 thì cả hai đều đã tăng “rất khủng”, ở mức 14,6% và 32,7%.

Thiệt kép do giá tiêu dùng trong nước

Từ năm 2012 đến nay giá nhóm hàng lương thực, thực phẩm tăng 14,94%, nhưng giá của tất cả các nhóm hàng hóa, dịch vụ khác đã tăng tới 25,34%.

Điều này cũng có nghĩa là nông dân đã phải bán hàng nông sản với giá rẻ và mua hàng công nghiệp và dịch vụ với giá đắt hơn nhiều.

Trong đó, thua thiệt của nông dân làm lương thực là đặc biệt lớn. Bởi lẽ, trong cùng kỳ, giá lương thực chỉ tăng “tượng trưng” 4,07% nhưng giá hàng phi lương thực và dịch vụ tăng tới 23,61%.

Tất cả những điều nói trên có nghĩa là tỷ giá cánh kéo giữa hàng nông sản với hàng công nghiệp và dịch vụ, đặc biệt là giữa lương thực với hàng công nghiệp và dịch vụ đã doãng rất rộng.

Điều này đương nhiên ảnh hưởng rất lớn đến sức mua của thị trường trong nước, bởi dân cư khu vực nông thôn hiện vẫn chiếm gần hai phần ba dân số cả nước.

Đây chính là lý do để giải thích tại sao xuất khẩu vẫn tăng nhanh nhưng quá trình khôi phục nhịp độ tăng trưởng kinh tế của nước ta không được như mong đợi.

Và xa hơn nữa, khoảng cách giàu - nghèo giữa hai khu vực đô thị và nông thôn của nước ta đang doãng rộng là vấn đề cần được đặc biệt quan tâm.


Có thể bạn quan tâm

Mỗi Năm Mất 8.000 Tỷ Đồng Do Thiếu Trang Bị Ở Tàu Cá Mỗi Năm Mất 8.000 Tỷ Đồng Do Thiếu Trang Bị Ở Tàu Cá

Trong Hội nghị bàn các giải pháp giảm tổn thất sau thu hoạch trong khai thác thủy sản do Bộ NN&PTNT và UBND tỉnh Kiên Giang tổ chức mới đây, con số “tổn thất” sau thu hoạch được lượng hóa là 400.000 tấn/ năm. Tính theo giá thị trường, mỗi năm cả nước mất khoảng 8 nghìn tỷ đồng từ lượng hải sản thất thoát này; tương đương với 1/5 giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản năm 2011.

28/02/2012
Giữa “Vòng Vây” Cúm Gia Cầm Giữa “Vòng Vây” Cúm Gia Cầm

Hiện Quảng Bình như đang “kẹt cứng” giữa 2 tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Trị, nơi đang có dịch cúm gia cầm.

01/03/2012
Nuôi Hàu Một Vốn Mười Lời Nuôi Hàu Một Vốn Mười Lời

Nghề nuôi hàu theo quan sát của chúng tôi khá đơn giản và hầu như không có rủi ro. Để chuẩn bị nơi sinh sống cho hàu con, người dân chỉ việc dùng vỏ con hàu cũ đục lỗ nhỏ giữa vỏ, dùng dây cước (dài khoảng 70cm) xâu thành từng xâu, tiếp đến là đóng cọc, làm giàn tre thật chắc chắn, cắm cách bờ sông từ 4-5 mét

27/07/2011
Bất Cập Trong Miễn Giảm Thủy Lợi Phí Bất Cập Trong Miễn Giảm Thủy Lợi Phí

Sau hơn 4 năm triển khai Nghị định 115/2008/NĐ-CP (NĐ 115) về miễn giảm thủy lợi phí, nhiều bất cập đã nảy sinh như công trình thủy lợi xuống cấp nhanh, "vênh" diện tích miễn giảm phí, mức thu thủy lợi phí chưa sát với giá thực tế...

01/03/2012
Tiết Kiệm Nước Tưới Càphê Bằng Máy Bơm Động Lực Tiết Kiệm Nước Tưới Càphê Bằng Máy Bơm Động Lực

Việc các chủ vườn ở Gia Lai sử dụng máy bơm động lực tưới trực tiếp vào từng gốc cây càphê đã tiết kiệm được lượng nước cần thiết.

02/03/2012