Nông Dân Dẫn Nước Mặn Vào Đồng Ruộng Để Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng

Một số nông dân ở ĐBSCL đã tìm cách nuôi tôm thẻ chân trắng - loài thuỷ sản chỉ thích hợp với môi trường nước lợ - tại những khu vực đồng ruộng nước ngọt, gây ra mối đe dọa nghiêm trọng về môi trường sinh thái, theo Tổng cục Thủy sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN -PTNT).
Theo Tổng cục Thủy sản, vào những năm 1990, tại Thái Lan do tôm thẻ chân trắng được giá nên người dân tìm cách nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng nước ngọt. Hậu quả là gây "mặn hóa" vùng nuôi, đặc biệt là gây ô nhiễm nguồn nước ngầm và về lâu dài ảnh hưởng đến diện tích trồng lúa và cây trồng khác.
Hiện nay, ở ĐBSCL cũng xảy ra tình trạng tương tự, nông dân tự phát dẫn nước mặn để nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng nước ngọt do giá tôm thẻ chân trắng trong thời gian gần đây luôn cao hơn giá tôm sú trong khi chỉ cần nuôi khoảng 2 tháng là đã có thể thu hoạch được.
Cụ thể, vào trung tuần tháng 3, giá tôm thẻ chân trắng ở Sóc Trăng là 110.000 đồng/kg (loại 100 con), còn tôm sú cùng loại chỉ có 100.000 đồng/kg. Mức giá này duy trì suốt nhiều tháng trong năm 2013 lẫn những tháng đầu năm 2014 trước khi rớt giá vào đầu tháng 5. Hiện giá tôm thẻ chân trắng ở Sóc Trăng ở mức 80.000 đồng/kg (loại 100 con), còn tôm sú vẫn giữ mức 100.000 đồng/kg.
Một đợt khảo sát của Tổng cục Thủy sản tại các tỉnh ĐBSCL vừa qua cho thấy tôm thẻ chân trắng nuôi ở vùng nước ngọt có năng suất và chất lượng thấp hơn so với nuôi ở vùng nước lợ và việc nuôi trái tự nhiên này tạo ra nguy cơ dịch bệnh gia tăng trong bối cảnh dịch bệnh trên tôm bùng phát mạnh trong những năm qua như bệnh chết sớm trên tôm, bênh gan thận mủ.
Vì thế, Bộ NN – PTNT khẳng định bộ không có chủ trương cho nuôi tôm nước lợ trong vùng nước ngọt. Còn đối với những hộ dân đã nuôi tôm thẻ chân trắng trong vùng nước ngọt phải cam kết bảo vệ môi trường và sau khi thu hoạch không thả nuôi trở lại và không mở rộng diện tích nuôi mới.
Theo Bộ NN–PTNT, trong 5 tháng đầu năm 2014, giá trị xuất khẩu thủy sản đạt 2,83 tỉ đô la Mỹ, tăng 25% so với cùng kỳ năm 2013. Mỹ vẫn là thị trường nhập khẩu hàng đầu của thủy sản Việt Nam, chiếm gần 24% tổng giá trị xuất khẩu.
Năm 2013, lần đầu tiên xuất khẩu tôm thẻ chân trắng đạt 1,68 tỉ đô la Mỹ, tăng 113% so với năm 2012, trong khi, tôm sú chỉ có 1,33 tỉ đô la Mỹ, tăng 6,26% so với năm 2012.
Có thể bạn quan tâm

Vùng mía nguyên liệu cho 3 nhà máy đường trên địa bàn tỉnh hàng năm được ổn định từ 28.600 - 28.800 ha. Trong đó, Nhà máy đường Tate & Lyle 18.800 ha, Nhà máy đường Sông Con 8.200 ha và Nhà máy đường Sông Lam 1.800 ha. Nhưng niên vụ ép 2014 - 2015 này trên cả 3 vùng mía nguyên liệu của 3 nhà máy diện tích năng suất và sản lượng mía đều thấp thua so với kế hoạch đề ra và giảm nhiều so với niên vụ ép năm 2013 - 2014.

Nguyên nhân khiến giá hạt tiêu giảm là do đang vào vụ thu hoạch, nguồn cung khá dồi dào, nhiều nhà vườn sau khi thu hoạch đều đồng loạt bán ra để thanh toán các khoản công nợ, như: tiền mua phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, công thợ. Theo các nhà vườn, nếu hạt tiêu nằm mức từ 100 ngàn đồng/kg trở lên, người trồng đã có lời cao.

Diện tích tập trung ở các xã: Tân Thịnh, An Hà, Tân Hưng, Quang Thịnh, Đào Mỹ, Nghĩa Hưng, Hương Sơn. Các doanh nghiệp gồm: Công ty GOC, Công ty cổ phần Chế biến nông sản thực phẩm xuất khẩu Hải Dương, Công ty Chế biến nông sản thực phẩm xuất khẩu Bắc Giang ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm.

Đậu phụng là một trong những loại cây trồng chính của nông dân Phù Cát (Bình Định), đem lại hiệu quả kinh tế cao, diện tích sản xuất liên tục tăng. Vụ Đông Xuân (ĐX) 2014 - 2015, huyện Phù Cát có kế hoạch sản xuất 3.000 ha đậu phụng, tăng hơn 300 ha so với cùng kỳ năm trước; tập trung đầu tư thâm canh để đạt năng suất bình quân 36,5 tạ/ha.

Vụ lúa đông xuân 2014 - 2015, nông dân TP Cần Thơ xuống giống hơn 87.000 ha, lúa đang sinh trưởng và phát triển tốt, ít sâu bệnh. Tuy nhiên, thời tiết đang trong mùa lạnh, thuận lợi cho một số loại sâu bệnh hại lúa phát triển, do đó lúa đông xuân cần được quan tâm chăm sóc và quản lý dịch hại tốt, nhất là từ nay đến Tết Nguyên đán 2015…