Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nông Dân Đắk Song Canh Tác Cà Phê Theo Hướng Bền Vững

Nông Dân Đắk Song Canh Tác Cà Phê Theo Hướng Bền Vững
Ngày đăng: 11/03/2014

Những ngày giữa tháng 3, gia đình ông Trần Văn Tuất ở thôn 9, xã Nam Bình đang tưới nước đợt 3 cho 2 ha cà phê. Theo ông Tuất thì năm nay thời tiết có những biểu hiện là sẽ khô hạn hơn năm ngoái nên ông chú trọng vào những biện pháp canh tác nhằm đảm bảo an toàn cho vườn cây.

Cụ thể, từ cuối năm ngoái ông đã đào thêm một cái ao để dự trữ nước cho cuối vụ. Các loại phân mà ông sử dụng cũng chú trọng vào việc thích hợp với mùa khô như nhanh tan, không bị bốc hơi. Đối với cách thức tưới thì ông không sử dụng vòi tưới đại trà như những năm trước mà đầu tư hệ thống tưới béc.

Ông Tuất cho biết: “Trước đây, dùng vòi tưới thì lượng nước bơm lên nhiều bị ngấm không kịp chảy tràn lan. Nước bơm lên nhiều vừa tốn tiền mua dầu, vừa gây ra tình trạng thiếu nước cho lần tưới sau. Nhưng hai năm nay, khi tưới béc thì lượng nước được phân bổ đều khắp vườn, do vòi cao nên tưới và rửa sạch lá, cành nên tạo thêm độ ẩm cho vườn cây, đồng thời giúp cho việc phòng, chống tốt các loại dịch bệnh thông thường”.

Được biết, hàng năm, với  2 ha, gia đình ông Tuất thu về hơn 10 tấn nhân, nếu tính giá bán hiện nay, khoảng 38.000 đồng/kg, ông thu về 380 triệu, trừ đi khoảng 100 triệu chi phí mua phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, công chăm sóc cũng có lãi 280 triệu đồng.

Tương tự, theo chị Vũ Thị Vỹ ở thôn Tân Bình 1, xã Đắk Hòa thì qua theo dõi các phương tiện thông tin đại chúng, biết rằng năm nay thời tiết sẽ khô hạn hơn năm ngoái nên người dân đã chú trọng đến việc phối hợp đảm bảo nguồn nước tưới hợp lý với các hộ xung quanh.

Cụ thể, tùy vào điều kiện khô hạn ở mỗi vườn cà phê, vườn của hộ nào cần phải tưới hơn thì bố trí tưới trước, vườn nào chưa đến mức phải tưới thì tưới sau. Nhờ sự luân phiên trong việc tưới mà 3 năm nay, dù nhiều nơi thiếu nước để tưới nhưng cà phê của bà con trong thôn không bị ảnh hưởng do hạn hán.

Theo ông Lê Trọng Dũng, Phó Chủ tịch UBND xã Đắk Hòa thì điều kiện tự nhiên, khí hậu của xã cũng có những bất lợi cho sự phát triển của cây cà phê. Do đó, để người dân phát triển cà phê đạt hiệu quả và theo hướng bền vững, xã luôn chú trọng vào việc tuyên truyền, hướng dẫn cho nhân dân triển khai các biện pháp canh tác khoa học.

Trong đó, xã đã vận động người dân che bóng, chắn gió, tưới nước tiết kiệm, sử dụng cân đối các loại phân bón làm cho đất đai luôn màu mỡ… Hiện nay, xã Đắk Hòa cũng đã có 130 hộ dân đăng ký sản xuất cà phê theo tiêu chuẩn 4C của quốc tế.

Theo ông Lê Hoàng Vinh, Trưởng Phòng Nông nghiệp - PTNT huyện Đắk Song thì diện tích cà phê của toàn huyện hiện đã đạt “mức ngưỡng” là hơn 25.000 ha. Do đó, chủ trương của huyện là không để nhân dân mở rộng diện tích mà chú trọng vào việc tái canh, cải tạo, áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật vào vườn cây nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao hơn và lâu dài.

Thực hiện nhiệm vụ của mình, ngành cũng đang đẩy mạnh việc triển khai cho nhân dân tái canh khoảng 200 ha cà phê già cỗi, đồng thời phối hợp với các doanh nghiệp uy tín, các nhà khoa học để xây dựng nhiều hơn nữa các mô hình về trồng cà phê bền vững cho bà con học tập, nhân rộng.

Trong đó, huyện tập trung giúp người dân nắm vững và áp dụng được việc tạo sinh thái vườn cây, bón phân, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đúng cách gắn với bảo vệ nguồn tài nguyên đất đai, nước ngầm, nước mặt…


Có thể bạn quan tâm

Thái Lan Tăng Cường Quảng Bá Ngành Tôm Thái Lan Tăng Cường Quảng Bá Ngành Tôm

Cáo buộc về việc lạm dụng lao động trong ngành thủy sản khiến Thái Lan nỗ lực đẩy mạnh quảng bá ngành tôm ở Châu Âu. Thủy sản chiếm 40% XK thực phẩm của Thái Lan và một điểm tựa của nền kinh tế nước này. Tuy nhiên, hình ảnh của ngành thủy sản đang bị đe dọa nghiêm trọng bởi những cáo buộc về việc sử dụng lao động di cư bất hợp pháp, bắt họ phải lao động không lương trên biển trong nhiều năm.

26/11/2014
Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng Hướng Đi Mới Ở Phường Yên Thanh (Quảng Ninh) Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng Hướng Đi Mới Ở Phường Yên Thanh (Quảng Ninh)

Nói tới tôm thẻ chân trắng, nhiều người nghĩ ngay tới một số địa phương có thế mạnh như: Móng Cái, Tiên Yên, Quảng Yên. Nhưng ít ai biết được rằng, ở một nơi không giáp biển, nuôi tôm thẻ chân trắng đang đem lại hiệu quả kinh tế cao, trở thành mô hình điểm để xây dựng thương hiệu tôm này lại là phường Yên Thanh, TP Uông Bí (Quảng Ninh).

21/06/2014
Na Uy Tăng Cường Xuất Khẩu Thủy Sản Sang Ấn Độ Na Uy Tăng Cường Xuất Khẩu Thủy Sản Sang Ấn Độ

Theo ông Christian Chramer, giám đốc Hội đồng Thủy sản Na Uy, nhu cầu tại Ấn Độ rất tiềm năng và có những dấu hiệu tương tự Nga và Trung Quốc 10-15 năm trước. Ấn Độ có dân số đông, quan tâm đến thực phẩm lành mạnh, nhận thức được lợi ích của omega 3 trong hải sản.

26/11/2014
Hiệu Quả Bước Đầu Mô Hình Nuôi Cá Lăng Trong Lồng Trên Hồ Chứa Hiệu Quả Bước Đầu Mô Hình Nuôi Cá Lăng Trong Lồng Trên Hồ Chứa

Hòa Bình là tỉnh miền núi có nhiều tiềm năng và lợi thế về phát triển thuỷ sản như hệ thống sông suối, ao, hồ tương đối nhiều và phân bố khá đồng đều, với tổng diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản ước đạt 2.450 ha. Ngoài ra, các hồ chứa có nguồn nước dồi dào, môi trường trong sạch, chưa bị ô nhiễm, nguồn lợi phong phú, giàu dinh dưỡng nên rất thuận lợi để phát triển nuôi các loài cá kinh tế và cá bản địa.

21/06/2014
Chưa Thực Hiện Đăng Ký, Xác Nhận Hợp Đồng Xuất Khẩu Cá Tra Chưa Thực Hiện Đăng Ký, Xác Nhận Hợp Đồng Xuất Khẩu Cá Tra

Ngày 18/6/2014, Bộ NN và PTNT đã gửi Công văn hỏa tốc tới Bộ Tài chính, Hiệp hội Cá tra Việt Nam thông báo chưa thực hiện thủ tục đăng ký và xác nhận vào Giấy đăng ký Hợp đồng XK sản phẩm cá tra từ ngày 20/6/2014 như dự kiến.

21/06/2014