Nông dân Đà Lạt sống khỏe nhờ cà tím Thái Lan
Anh Mai Xuân Vũ, một người trồng cà tím ở thị trấn Liên Nghĩa, huyện Đức Trọng, kể vài năm trước anh trồng hành tây, hành lá... nhưng thu nhập không ổn định, liên tục thua lỗ.
Trong khi đó, nhà hàng xóm trồng cà tím chỉ xuống giống khoảng 3 tháng mà thu nhập khá ổn định nên anh quyết định tìm hiểu và sau đó xuống giống 7 sào cà tím violet King nguồn gốc Thái Lan.
Với vốn đầu tư khoảng 42 triệu (1 sào/6 triệu), chỉ hơn 1 tháng đã cho thu hoạch. “Tính giá thấp nhất là 1.000 đồng/kg, sau 1 năm thì trừ chi phí, tôi vẫn còn thu về hơn 50 triệu đồng” – anh Vũ chia sẻ.
Tương tự anh Nguyễn Vân Hoài ở khu đập tràn Liên Khương huyện Đức Trọng nói: “với 4 sào giống cà tím này đang thu hoạch đều đặn, 1 tháng thu hoạch khoảng 9 lần, mỗi lần từ 200 kg đến 250kg. Với giá thu mua tại vườn từ 1.500 đến 2.000 đồng/kg, thậm chí giá 1.000 đồng/kg thì vẫn có lời”.
Theo anh Hoài, quy trình trồng cà tím rất đơn giản, cày đất bón vôi để khoảng 2 ngày để cho đất tăng độ pH. Sau đó, bón 2 loại phân thích hợp là phân chuồng, phân lân, ủ tiếp thêm 2 ngày nữa là xuống giống được. “Với giống cà này chẳng phải lệ thuộc gì về nó, có trễ một ngày 2 ngày sau thu hoạch thì cũng chẳng mất mát gì, vô tư ngủ ngon không phải suy nghĩ gì trong khi trồng loại này” – anh Hoài vui vẻ nói.
Một số chủ vựa tại trị trấn Liên Nghĩa, huyện Đức Trọng cho hay hầu như ngày nào cũng thu mua từ 5 đến 7 tạ cà tím violet King. “Mặt hàng này gửi đi các chợ lớn tại TP HCM, ít khi nào bị tồn kho, chỉ cần mua là xuất đi luôn trong ngày, người bán thoải mái mà người nông dân cũng có tiền gửi về hằng ngày” – một chủ vựa chia sẻ.
Theo thống kê của Phòng Nông nghiệp huyện Đức Trọng, vụ đông xuân 2014 - 2015 toàn huyện hiện có 56 ha diện tích trồng các loại cà, trong đó 30 ha cà tím giống violet King được phân bố như thị trấn Liên Nghĩa, Liên Hiệp, Hiệp An, Hiệp Thạnh, Tân Hội, Phú Hội, Bình Thạnh... Nhiều hộ nông có nguồn thu nhập ổn định.
Có thể bạn quan tâm

Giữa khu rừng của bản Có, xã Chiềng Xôm (Thành phố Sơn La) có một thung lũng cứ đến mùa mưa, nước lại tích tụ thành ao - bà con gọi là Bôm Lầu hay “ao trời”, thả cá ở đây chỉ sau 2 đến 3 tháng là được thu hoạch.

Nhiều nông dân trên địa bàn tỉnh đã tự ý xuống giống lúa vụ 3 (còn gọi là vụ thu đông) năm 2013 với tổng diện tích lên đến gần 1.000ha, tập trung nhiều ở 2 huyện Hồng Ngự và Tân Hồng (Đồng Tháp), dù ngành chức năng khuyến cáo không nên xuống giống vì hệ thống đê bao không đảm bảo an toàn. Hiện tại, nước lũ thượng nguồn đang đổ về mạnh, chính quyền và người dân đang “gồng mình” quyết tâm bảo vệ lúa vụ 3 nhằm tránh thiệt hại cho người dân.

Thời điểm hiện nay, người dân ở tỉnh Lạng Sơn đang bước vào mùa thu hoạch Hoa Hồi với niềm vui không trọn vẹn, bởi năm nay hoa hồi được giá nhưng lại mất mùa…

Mặc dù chi phí sản xuất mỗi công hành giống lên đến 9 - 10 triệu đồng, nhưng nhờ đạt năng suất và giá bán khá cao, vụ hành giống năm nay, nông dân Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng vẫn có lời khá. Theo Trạm Khuyến nông thị xã Vĩnh Châu, năng suất bình quân của hơn 1.400ha hành tím giống từ 10 - 11 tấn/ha; cùng với giá bán từ 25.000 - 30.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí, người trồng hành giống vẫn có lời từ 15 - 20 triệu đồng/công.

Đó là anh Nguyễn Duy Liên ở đội 5, xã Đại Đồng, huyện Thạch Thất, Hà Nội. Và cũng chính đà điểu đã giúp cho anh trở thành triệu phú.