Nông Dân Chịu Trận Trước Thuốc Thú Y Thủy Sản Thật - Giả Lẫn Lộn

Theo đánh giá của Cục quản lý thị trường - Bộ Công Thương, có khoảng 50% lượng phân bón lưu hành ở nước ta bị làm giả. Tình trạng đáng báo động này hiện cũng đã lan rộng sang các mặt hàng thuốc thú y thủy sản.
Hóa chất, nước... đưa vào máy trộn, sau đó đóng chai và dán nhãn - quá trình đơn giản, nhưng đây lại là cách mà Công ty TNHH thuốc thú y - thủy sản Hoàng Lâm do Lê Hoàng Nhật ở phường Thới An Đông, quận Bình Thủy, TP Cần Thơ dùng để chế tạo một số loại thuốc. Vụ việc chỉ được phát hiện khi lực lượng công an TP Cần Thơ tiến hành mật phục bắt quả tang vào ngày 8/4/2014 vừa qua.
Để làm những hộp thuốc thú y thủy sản giả, Công ty Hoàng Lâm chỉ bỏ ra chi phí khoảng vài trăm nghìn đồng, nhưng khi bán ra thị trường nó có giá hơn 1 triệu. Lợi nhuận quá lớn là nguyên nhân khiến một số công ty sẵn sàng thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.
Ông Hoàng Châu Lanh - Phó Chánh Thanh tra Sở NN&PTNT TP Cần Thơ cho biết: “Nghị định số 185/2013 ngày 15/11/2013 của Chính phủ có quy định mức phạt tiền cao nhất đối với hành vi sản xuất hàng giả không có giá trị sử dụng là 120 triệu đồng. Đồng thời tịch thu phương tiện vi phạm, tước giấy phép kinh doanh, đình chỉ hoạt động từ 12-24 tháng. Ngoài ra công ty vi phạm còn phải nộp lại số tiền thu lợi bất hợp pháp, tiêu hủy hàng giả đang lưu thông trên thị trường”.
Trường hợp trên không phải là lần đầu tiên lực lượng chức năng phát hiện. Ngày 13/1/2014, Công an TP Bạc Liêu cũng đã thu giữ hơn 2.500 chai thuốc thú y thủy sản giả. Trước đó, năm 2013, Sở NN&PTNT tỉnh Cà Mau cũng đã phát hiện hàng chục loại thuốc thú y nhái các nhãn hiệu nổi tiếng lưu thông trên thị trường. Tuy nhiên, để truy bắt tận gốc những công ty sản xuất hàng giả là điều không dễ.
“Hầu hết các công ty đều đăng ký ở một địa điểm nhưng nơi sản xuất lại là một nơi khác. Khi cơ quan chức năng đến kiểm tra thì không phát hiện được nơi sản xuất, mà theo luật quy định là phải bắt quả tang mới xử lý được”, Đại úy Trương Thanh Mộng - Phó Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ - Công an TP Cần Thơ phản ánh.
Một điều đáng chú ý là những loại thuốc thú y bị làm giả nhìn bằng mắt thường người dân khó có phân biệt được. Đó là chưa kể trên thị trường hiện nay có hàng trăm loại thuốc thú y thủy sản khác nhau.
Được biết, để có một ao tôm công nghiệp số vốn bỏ ra phải là hàng trăm triệu đồng. Nhưng chỉ với một chai thuốc thủy sản giả hoặc kém chất lượng, tài sản, công sức của người dân sẽ trở thành công cốc. Để bảo vệ thành quả lao động của người dân, bà con rất mong các cơ quan chức các địa phương tăng cường biện pháp kiểm soát, nhằm ngăn chặn kịp thời hành vi làm giả, làm nhái thuốc thú y thủy sản kém chất lượng đang khá phổ biến hiện nay.
Có thể bạn quan tâm

Tính đến nay, toàn tỉnh Khánh Hòa có gần 1.200 tàu đánh bắt xa bờ với hơn 10.000 lao động, được tổ chức thành gần 170 tổ đoàn kết sản xuất an toàn trên biển. Các tổ đoàn kết trên cơ sở quan hệ gia đình, bạn bè, cùng khai thác trên 1 ngư trường và giúp nhau tìm kiếm, cứu nạn.

Mới đây, khi về thăm làng nuôi gấu nổi tiếng miền Bắc là Phụng Thượng (Phúc Thọ - Hà Nội), chúng tôi gặp bà Khuất Thị Lộc, 66 tuổi, ở khu 5, thị trấn Gạch, người đang “ôm” tới 7 con gấu ngựa, mới vỡ lẽ việc chăn nuôi các loài “đặc sản” của bà con nông dân hiện nay đang trong giai đoạn “lên bờ xuống ruộng”.

Cục Trồng trọt, Bộ NN&PTNT cho biết sản xuất lúa Hè Thu và lúa mùa của các tỉnh phía Bắc giảm cả về diện tích, năng suất và sản lượng.

Luôn đảm bảo chuống nuôi sạch sẽ, khô ráo. Mỗi tuần nên quét dọn phân trên nền chuống và rắc vôi bột một lần. Một quý nên tổng vệ sinh, sát trùng chuống nuôi, tiêu độc rãnh phân và sân chơi một lần.

Dê đang nuôi ở các điạ phương gồm nhiều loại giống khác nhau và các con lai của chúng. Có thể kể các giống dê như dê cỏ, dê Bách Thảo, dê Alpin Pháp, dê Barbari Ấn Độ.