Nông Dân Châu Phú Trúng Giá Cá Lóc Giống

Thời điểm này, người dân ương cá lóc giống ở huyện Châu Phú, tỉnh An Giang rất phấn khởi do cá lóc giống trúng mùa, trúng giá.
Nhiều thương lái ở trong và ngoài tỉnh An Giang đến tận nơi thu mua cá lóc giống với giá dao động từ 320.000 đến gần 400.000 đồng/kg (tăng hơn khoảng 100.000 đồng/kg so với cùng kỳ năm trước) để chở đi tiêu thụ tại các tỉnh, thành phố trong vùng đồng bằng Nam Bộ và xuất bán sang thị trường Campuchia.
Theo đa số người ương cá lóc giống ở xã Vĩnh Thạnh Trung, mỗi một cặp cá lóc bố mẹ, mỗi đợt đẻ được từ 2 - 5 kg cá lòng ròng (cá con). Mỗi kg cá lòng ròng dao động từ 2.800 - 3.500 con. Sau khi cá đẻ, người ương chăm sóc khoảng 20 ngày là bán cho thương lái. Với giá bán như hiện nay, trung bình 1 tấn cá lóc thương phẩm, người nuôi sẽ có lãi trên dưới 15 triệu đồng, cao hơn 5 triệu đồng so với cùng kỳ năm 2012.
Với diện tích 3.000 m2 ruộng phía sau nhà, cha con ông Nguyễn Văn Phương ở ấp Vĩnh Quý, xã Vĩnh Thạnh Trung, huyện Châu Phú nuôi tổng cộng 130 cặp cá lóc bố mẹ giống đầu nhím, cuối tháng 8/2013, ông Phương xuất bán 114 kg cá lòng ròng, với giá bình quân 350.000 đồng/kg, thu nhập gần 40 triệu đồng; Trừ các khoản chi phí đầu tư và công chăm sóc cha con ông Phương thu lãi hơn 30 triệu đồng.
Hiện nay, nông dân huyện Châu Phú đang tận dụng diện tích đất ruộng để ương nuôi cá lóc giống với khoảng gần 100 ha.
Có thể bạn quan tâm

Tại Hội nghị trực tuyến triển khai đợt cao điểm hành động vệ sinh an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tổ chức chiều 19/10 tại Hà Nội.

Trong năm 2015, các cấp hội nông dân (ND) huyện Châu Thành đã tích cực, chủ động trong việc tuyên truyền và vận động hội viên, nông dân tham gia phát triển kinh tế và xây dựng nông thôn mới (NTM).

Hàng hóa được miễn thuế nhập khẩu và các loại thuế khác với giá trị không quá 2 triệu đồng/1 người/1 ngày/1 lượt.

Năm năm - khoảng thời gian không dài nhưng cũng đủ để nhìn nhận, đánh giá những thành tựu mà tỉnh ta đạt được và chỉ ra nguyên nhân của những hạn chế, khuyết điểm; để từ đó hoạch định những bước đi sát- đúng với thực tiễn của tỉnh và cả nước cho 5 năm đến.

Chương trình Mục tiêu quốc gia (MTQG) xây dựng nông thôn mới (NTM) được triển khai đã nhận được sự đồng thuận từ các cấp ủy, chính quyền địa phương cho đến nhân dân ở nhiều địa phương. Nhờ đó, Chương trình này đã đạt được những kết quả tích cực, đời sống kinh tế- xã hội ở nông thôn có nhiều khởi sắc.