Nông Dân Cắn Răng Nhổ Hoa Lay-Ơn Cho Bò Ăn

Hàng chục héc ta hoa lay-ơn quá thời kỳ thu hoạch nở toét, đỏ rực khắp cánh đồng, người trồng hoa chỉ biết ngậm ngùi nhổ…cho bò ăn.
Tình cảnh oái oăm này đang xảy ra tại xã Hiệp An, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng – “thủ phủ” của hoa lay-ơn.
Năm nay, bà con trồng hoa tại xã Hiệp An xuống giống khoảng 245 ha hoa lay-ơn, trong đó 145 ha được thu hoạch trước Tết Nguyên đán.
Hoa lay-ơn trước Tết có giá từ 17.000 – 21.000 đồng/chục. Với giá này, người trồng hoa có lợi nhuận.
Tuy nhiên, bắt đầu từ ngày 29 Tết, thời nóng lên bất thường làm hàng loạt diện tích hoa lay-ơn nở bung khiến bà con không kịp trở tay. Một số hộ trồng hoa may mắn thu hoạch kịp trước tết thì có lời, còn những hộ thu hoạch sau tết thì trắng tay.
Chị K’ Ngọc Diễm (thôn Định An, xã Hiệp An) than thở: “Hoa của mình nở bung bét hết, giờ chỉ biết đào lên lấy một ít củ về làm giống cho vụ sau, còn lại mình chở về cho bò ăn chứ không biết làm sao bây giờ”.
Chưa kể, hiện hoa lay-ơn chỉ có giá 5.000-7.000 đồng/chục nên dù có bán được hoa, nông dân cũng bị lỗ nặng.
Bà Lê Thị Hà, Phó Chủ tịch UBND xã Hiệp An cho biết: “Năm nay, xã Hiệp An có khoảng 50 ha hoa lay-ơn bị nở sớm, không thu hoạch được. Nguyên nhân của việc này là do thời tiết không thuận lợi. Còn hoa lay-ơn liên tục bị rớt giá là do năm nay bà con tại xã xuống giống quá nhiều khiến “cung vượt cầu”.
Có thể bạn quan tâm

Vụ hè thu năm 2014, Chi cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản Hải Dương triển khai thực hiện mô hình sản xuất cà chua an toàn (VietGAP) thuộc đề tài khoa học “Xây dựng mô hình sản xuất rau quả tươi an toàn theo liên kết chuỗi từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm”.

Theo số liệu từ trung tuần tháng 10 đến nay, nông dân trong thị xã đã xuống trên 100 ha hành tím sớm, rải rác ở một số địa phương như phường 2, Vĩnh Hải, Vĩnh Phước, Lai Hòa; trong đó, Vĩnh Phước xuống giống nhiều nhất trên 80 ha. Ngoài các địa phương nói trên thì một số hộ xuống giống vào cuối tháng 9/2014, đến nay hành đã gần 1 tháng tuổi, với hi vọng hành bán được giá cao khi thu hoạch.

Trạm Bảo vệ thực vật huyện Tuy An (Phú Yên) cho biết, hiện rệp sáp bột hồng gây hại trên cây sắn trồng ở niên vụ 2014 - 2015 tiếp tục diễn ra. Qua kiểm tra thực tế, đơn vị này đã phát hiện rệp sáp bột hồng gây hại 20ha sắn trồng tại các xã An Hòa, An Nghiệp, An Xuân, tỉ lệ gây hại từ 20% đến 50%.

Đứng trước ruộng sắn nước xanh um lá, anh Nguyễn Minh Tuấn (thôn Trung Hiệp 2, xã Cam Hiệp Bắc) cho biết, ruộng sắn nước nhà anh trông khá đẹp, nhưng khi nhổ thử thì củ quá nhỏ, năng suất ước 2,5 tấn/sào nên người mua chỉ trả giá 3 triệu đồng/sào. Với chi phí 5 triệu đồng/sào, anh lỗ khoảng chục triệu đồng.

Ngoài bán quả sa nhân, thời gian qua, nông dân xã Phìn Ngan còn có thêm thu nhập từ bán cây sa nhân giống cho nhân dân các xã trên địa bàn huyện Bát Xát và một số huyện khác của tỉnh. Thậm chí, nông dân tỉnh khác cũng đến Phìn Ngan tìm mua cây sa nhân tím về trồng. Giá mỗi cây giống từ 3.000 - 5000 đồng. Tuy chưa có thống kê đầy đủ, nhưng ước tính, tiền bán cây sa nhân giống của nông dân xã Phìn Ngan năm nay đạt trên 400 triệu đồng.