Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nông Dân Cái Nước Sẵn Sàng Cho Vụ Lúa Trên Đất Nuôi Tôm

Nông Dân Cái Nước Sẵn Sàng Cho Vụ Lúa Trên Đất Nuôi Tôm
Ngày đăng: 30/06/2014

Theo kế hoạch, năm 2014 huyện Cái Nước sản xuất 3.000 ha lúa trên đất nuôi tôm, tập trung ở một số xã nằm trong vùng khép kín như: Thạnh Phú, Phú Hưng, Hưng Mỹ, Hoà Mỹ và Tân Hưng. Đến thời điểm này đã có hơn 2.200 hộ dân đăng ký với diện tích trên 3.100 ha và sẵn sàng xuống giống khi điều kiện thời tiết thuận lợi.

Để thực hiện thắng lợi vụ lúa trên đất nuôi tôm, ngay từ đầu năm, công tác tuyên truyền được chính quyền các địa phương đẩy mạnh. Nhờ đó, người dân thấy được lợi ích của việc cấy 1 vụ lúa trên đất nuôi tôm và đăng ký tham gia.

Anh Mai Phước Toàn, ấp Sở Tại, xã Thạnh Phú, tâm sự, mặc dù năng suất vụ lúa trên đất nuôi tôm của gia đình anh năm 2013 không đạt như mong muốn, nguyên nhân là do thời tiết mưa ít, nắng nhiều dẫn đến việc rửa mặn chưa tốt.

Rút kinh nghiệm, năm nay sau khi mùa mưa bắt đầu, anh tranh thủ rửa mặn sớm, bằng cách bơm tát toàn bộ lượng nước mặn trong vuông tôm ra bên ngoài, để hứng nước mưa vào vuông làm cho độ mặn trong vuông tôm giảm xuống và tiếp tục bơm rửa nhiều lần, khi độ mặn trong vuông nuôi tôm phù hợp mới tiến hành gieo sạ.

Anh Mai Phước Toàn cho biết thêm, gieo cấy 1 vụ lúa trên đất nuôi tôm không khó, nhưng cái khó nhất là khâu rửa mặn, nếu rửa mặn triệt để xem như vụ lúa - tôm thành công. Ưu điểm lớn nhất của vụ lúa trên đất nuôi tôm là không có sâu bệnh, vốn đầu tư cũng ít, nên bất kỳ nông dân nào có vuông tôm nằm sâu trong nội đồng hoặc trong vùng khép kín cũng có thể thực hiện được.

Chính từ ưu điểm này, năm nay huyện Cái Nước còn quy hoạch khép kín thêm 200 ha lúa tôm tại địa bàn ấp Tân Bửu (xã Tân Hưng) và được ngành chức năng tiến hành lắp đặt 2 trạm bơm có công suất lớn, để bơm chống ngập úng khi thời tiết mưa lớn kéo dài.

Ông Nguyễn Văn Tâm, Trưởng Ban Nhân dân ấp Tân Bửu, xã Tân Hưng, phấn khởi chia sẻ, nếu như năm trước khi triển khai thực hiện mô hình gieo cấy 1 vụ lúa trên đất nuôi tôm, bà con nông dân rất ngại vì sợ bị thiệt hại do thời tiết bất lợi, còn năm nay có được 2 trạm bơm nước để phục vụ cho gieo cấy lúa, nên bà con nông dân rất an tâm và sẵn sàng xuống giống khi thời tiết thuận lợi.

Ðiểm mới trong công tác chỉ đạo sản xuất vụ lúa trên đất nuôi tôm năm nay, ngoài việc khuyến cáo bà con chọn những giống lúa chịu mặn, có thời gian sinh trưởng ngắn, phù hợp với điều kiện gieo trồng trên ruộng lúa - tôm, ngành chức năng huyện Cái Nước còn vận động bà con chọn giống lúa cấp xác nhận để nâng cao năng suất và chất lượng lúa thương phẩm, giúp bán được giá, tăng thu nhập cho nông dân.

Ðặc biệt, năm nay ngành chuyên môn sẽ không tổ chức tập huấn kỹ thuật vào đầu vụ như những năm trước, lý do là hiện nay hầu hết bà con nông dân đều am hiểu kỹ thuật, từ khâu cải tạo, rửa mặn, chọn giống, cho đến khâu chăm sóc bón phân và phòng ngừa sâu bệnh.

Ông Mai Văn Quốc, ấp Sở Tại, xã Thạnh Phú, là một trong những nông dân có thâm niên gieo cấy vụ lúa trên đất nuôi tôm, rất đồng tình với quan điểm này.

Ông cho rằng, kể từ khi chuyển đổi sản xuất sang luân canh lúa - tôm kết hợp, hầu như năm nào ngành chuyên môn cũng tổ chức tập huấn kỹ thuật và nội dung cũng không có gì mới lạ, nên không nhất thiết phải tập huấn nữa.

Ông đề nghị ngành chuyên môn nên tổ chức hội thảo đầu bờ để bà con nông dân có điều kiện tham gia, trao đổi kinh nghiệm từ thực tiễn, như thế sẽ thiết thực và hiệu quả hơn.

Sau hơn 10 năm chuyển dịch từ độc canh cây lúa sang luân canh lúa - tôm kết hợp, nông dân Cái Nước luôn nỗ lực thực hiện chủ trương gieo cấy một vụ lúa trên đất nuôi tôm và có không ít hộ dân đã vươn lên khá, giàu từ mô hình này.

Theo nhận định của ngành chuyên môn, năm nay lượng mưa phân bố khá đều, sẽ thuận lợi cho vụ lúa trên đất nuôi tôm phát triển. Vì vậy, bà con nông dân không nên nóng vội, mà hãy chọn thời điểm gieo cấy thích hợp và đúng lịch thời vụ, nhằm giúp cây lúa phát triển tốt, đạt vụ mùa bội thu.


Có thể bạn quan tâm

Hoàng Long Vina Với Mô Hình Cánh Đồng Mẫu Hoàng Long Vina Với Mô Hình Cánh Đồng Mẫu

Thời gian qua, Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Hoàng Long Vina (Hoàng Long Vina) đồng hành cùng chương trình thí điểm xây dựng mô hình cánh đồng mẫu, góp phần nâng cao năng suất lúa, mía, tăng thu nhập cho nông dân, góp phần hoàn thành các tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới.

16/08/2014
Tăng Cường Bảo Vệ Nguồn Lợi Thủy Sản Ven Bờ Tăng Cường Bảo Vệ Nguồn Lợi Thủy Sản Ven Bờ

Sáng 15/8, Ban quản lý Các dự án nông nghiệp (Sở NN-PTNT) phối hợp với UBND xã An Chấn (huyện Tuy An) tổ chức lễ công bố và ký kết thỏa thuận hỗ trợ thực hiện kế hoạch đồng quản lý nghề cá ven bờ xã An Chấn (thí điểm) thuộc dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững.

16/08/2014
Rau VietGAP Bí Đầu Ra Rau VietGAP Bí Đầu Ra

Hơn một năm nay, do sản phẩm gặp khó khăn về đầu ra nên nhiều hộ dân tham gia Tổ hợp tác sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP ở thôn Lang Châu Bắc (xã Duy Phước, huyện Duy Xuyên) phải chuyển sang canh tác rau thông thường hoặc trồng các loại hoa màu khác.

16/08/2014
Bám Víu Nghề Dâu Tằm Bám Víu Nghề Dâu Tằm

Làng Đại Bình trước kia có đến 80% người dân sinh sống bằng nghề trồng dâu nuôi tằm. Những bãi bồi dọc sông Thu Bồn chính là vựa dâu xanh tốt giúp làng dâu tằm Đại Bình, Hương Quế nổi tiếng một thời.

16/08/2014
Nhiều Nghề Khai Thác Thủy, Hải Sản Được Mùa Trong Tháng 7 Nhiều Nghề Khai Thác Thủy, Hải Sản Được Mùa Trong Tháng 7

Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong tháng 7-2014 sản lượng khai thác thủy, hải sản trên địa bàn tỉnh đạt khoảng 7.494 tấn, bằng 106,8% so với cùng kỳ và bằng 8,9% so với kế hoạch. Riêng hoạt động khai thác trên biển đạt 7.198 tấn, bằng 106,5% so với cùng kỳ và bằng 8,9% so với kế hoạch.

16/08/2014