Nông dân bỏ túi cả tỷ đồng nhờ nuôi tôm công nghệ cao

Ở vùng duyên hải Nam Trung Bộ, hiện nay Khánh Hòa là một trong những địa phương đi đầu về nuôi tôm thẻ chân trắng bằng công nghệ cao.
Nhờ áp công nghệ cao vào nuôi trồng, những nông dân “chân lấm tay bùn” ở vùng duyên hải này đã "bỏ túi" cả tỷ đồng mỗi năm.
Một trong những người thu lãi “khủng” là anh Nguyễn Văn Việt (thôn Tuần Lễ, xã Vạn Thọ, huyện Vạn Ninh). Anh Việt cho biết vừa qua đã thu hoạch 2 vụ tôm, lãi hơn 1,2 tỷ đồng.
“Vụ đầu tôi đồng loạt thả giống từ ngày 12/1 âm lịch với khoảng 2 triệu giống. Sau hơn 2 tháng thả nuôi thu hoạch gần 30 tấn, bán với giá từ 98.000 - 120.000 đồng/kg, trừ chi phí tôi lãi gần 1,1 tỷ đồng.
Còn vụ 2, thấy thời tiết phức tạp tôi thả trước 45 vạn giống. Sau hơn 2 tháng, tôi thu hoạch được 5,5 tấn, lãi hơn 150 triệu đồng”, anh Việt kể.
Do nuôi tôm công nghệ cao có lãi, hiện nay gia đình anh Việt đang thả nuôi đợt 3 và đang chờ ngày thu hoạch.
Nông dân xã Vạn Thọ, huyện Vạn Ninh, Khánh Hòa "bỏ túi" cả tỷ đồng mỗi năm nhờ nuôi tôm công nghệ cao
Tương tự, gia đình ông Trần Văn Gần, ở cùng địa phương cũng vừa bội thu lứa tôm vụ 2 bất chấp thời tiết nắng nóng.
“Tôi thả 62 vạn giống và sau khoảng 2,5 tháng thì thu hoạch được 11 tấn, lãi 600 triệu đồng. Đây được xem là vụ thắng lợi nhất từ trước đến nay”, ông nói.
Ông Trần Văn Khánh, Chủ tịch Hội Nông dân xã Vạn Thọ cho biết, toàn xã có hơn 42 ha nuôi tôm trải bạt từ nhiều năm nay. Vào vụ nuôi 2012 và 2013, người nuôi trúng đậm, nhiều hộ thu lãi tiền tỷ.
Theo ông Khánh, ở 2 vụ nuôi trong năm 2015, mặc dù thời tiết bất lợi, nhưng có đến 70% diện tích nuôi tôm ở địa phương có lãi. Trong đó hộ lãi ít nhất là hàng chục triệu đồng, có hộ lãi hàng tỷ đồng.
Được biết, đầu tư nuôi tôm công nghệ cao rất tốn kém, trung bình với ao nuôi có diện tích 4.000m2 người nuôi phải bỏ từ 600 - 800 triệu đồng để nâng nền, trải bạt và trang bị máy móc, phương tiện...
Có thể bạn quan tâm

Hơn một năm kể từ khi Nghị định 36/2014/NĐ-CP về về nuôi, chế biến và XK sản phẩm cá tra chính thức có hiệu lực thi hành, đến nay các DN XK cá tra vẫn cho rằng nhiều quy định trong Nghị định chưa thực sự phù hợp với thực tiễn, cần phải sửa đổi kịp thời để không gây cản trở, khó khăn cho DN.

Công ty CP Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) cho biết, trong tháng 6, công ty này đã nhập 1.330 tấn đường từ Lào tương đương 803.320 USD. Lượng đường này được nhập khẩu theo quy định tại Thông tư 08/2015/TT-BCT và đều được nhập khẩu qua cửa khẩu Bờ Y.

Từ đầu tháng 7/2015, giấy chứng nhận khử trùng do Công ty CP Khử trùng Việt Nam (VFC) cấp cho các lô gạo xuất khẩu (XK) của Việt Nam sang Trung Quốc sẽ không được phía Trung Quốc công nhận. Đây là khó khăn lớn cho gạo XK của Việt Nam.

Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN và PTNT) vừa có báo cáo kết quả nuôi tôm nước lợ 6 tháng đầu năm 2015. Theo đó, đã có 260 triệu con tôm sú giống được thả với sản lượng ước đạt 250 tấn; 170 triệu tôm chân trắng giống được thả với sản lượng ước đạt 600 tấn.

Hai tàu cá vỏ thép vừa được được hạ thủy vào ngày 20.5.2015, sau 2 phiên biển, 2 tàu đã bội thu lớn và có nhiều ưu điểm vượt trội so với tàu vỏ gỗ và 2 tàu vỏ thép Sang fish 01, Hoàng Anh 01 được hạ thủy cách đây 1 năm.