Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nông dân bỏ túi cả tỷ đồng nhờ nuôi tôm công nghệ cao

Nông dân bỏ túi cả tỷ đồng nhờ nuôi tôm công nghệ cao
Ngày đăng: 05/10/2015

Ở vùng duyên hải Nam Trung Bộ, hiện nay Khánh Hòa là một trong những địa phương đi đầu về nuôi tôm thẻ chân trắng bằng công nghệ cao.

Nhờ áp công nghệ cao vào nuôi trồng, những nông dân “chân lấm tay bùn” ở vùng duyên hải này đã "bỏ túi" cả tỷ đồng mỗi năm.

Một trong những người thu lãi “khủng” là anh Nguyễn Văn Việt (thôn Tuần Lễ, xã Vạn Thọ, huyện Vạn Ninh). Anh Việt cho biết vừa qua đã thu hoạch 2 vụ tôm, lãi hơn 1,2 tỷ đồng.

“Vụ đầu tôi đồng loạt thả giống từ ngày 12/1 âm lịch với khoảng 2 triệu giống. Sau hơn 2 tháng thả nuôi thu hoạch gần 30 tấn, bán với giá từ 98.000 - 120.000 đồng/kg, trừ chi phí tôi lãi gần 1,1 tỷ đồng.

Còn vụ 2, thấy thời tiết phức tạp tôi thả trước 45 vạn giống. Sau hơn 2 tháng, tôi thu hoạch được 5,5 tấn, lãi hơn 150 triệu đồng”, anh Việt kể.

Do nuôi tôm công nghệ cao có lãi, hiện nay gia đình anh Việt đang thả nuôi đợt 3 và đang chờ ngày thu hoạch.

Nông dân xã Vạn Thọ, huyện Vạn Ninh, Khánh Hòa "bỏ túi" cả tỷ đồng mỗi năm nhờ nuôi tôm công nghệ cao

Tương tự, gia đình ông Trần Văn Gần, ở cùng địa phương cũng vừa bội thu lứa tôm vụ 2 bất chấp thời tiết nắng nóng.

“Tôi thả 62 vạn giống và sau khoảng 2,5 tháng thì thu hoạch được 11 tấn, lãi 600 triệu đồng. Đây được xem là vụ thắng lợi nhất từ trước đến nay”, ông nói.

Ông Trần Văn Khánh, Chủ tịch Hội Nông dân xã Vạn Thọ cho biết, toàn xã có hơn 42 ha nuôi tôm trải bạt từ nhiều năm nay. Vào vụ nuôi 2012 và 2013, người nuôi trúng đậm, nhiều hộ thu lãi tiền tỷ.

Theo ông Khánh, ở 2 vụ nuôi trong năm 2015, mặc dù thời tiết bất lợi, nhưng có đến 70% diện tích nuôi tôm ở địa phương có lãi. Trong đó hộ lãi ít nhất là hàng chục triệu đồng, có hộ lãi hàng tỷ đồng.

Được biết, đầu tư nuôi tôm công nghệ cao rất tốn kém, trung bình với ao nuôi có diện tích 4.000m2 người nuôi phải bỏ từ 600 - 800 triệu đồng để nâng nền, trải bạt và trang bị máy móc, phương tiện...


Có thể bạn quan tâm

Phát triển chăn nuôi bò vỗ béo - Hướng đi mới cho người chăn nuôi Phát triển chăn nuôi bò vỗ béo - Hướng đi mới cho người chăn nuôi

Trong những năm qua, nông dân trên địa bàn huyện Phú Bình (Thái Nguyên) đã áp dụng tiến bộ khoa học vào chăn nuôi bò vỗ béo nhưng với phương thức đơn giản như nuôi từ lúc bò mẹ đẻ ra đến lúc thịt, một số khác thì mua bò, bê về nuôi chăn thả, tận dụng nguồn cỏ tự nhiên và phụ phẩm của ngành trồng trọt, có bổ sung thức ăn tinh nhưng với một phần nhỏ, chủ yếu là ngô, cám gạo cho nên chưa khai thác hết tiềm năng tăng trọng của bò khi đưa vào vỗ béo. Hơn nữa, thời gian nuôi còn kéo dài nên hiệu quả chưa cao.

01/09/2015
Khơi dậy tiềm năng kinh tế của đất giồng cát Khơi dậy tiềm năng kinh tế của đất giồng cát

Tiểu Cần (Trà Vinh) là huyện có thế mạnh về sản xuất nông nghiệp, chủ yếu là cây lúa, với diện tích đất tự nhiên trên 22.000ha, trong đó đất nông nghiệp có hơn 19.000ha, riêng đất trồng lúa trên 13.400ha. Ngoài ra trên địa bàn còn có một số diện tích đất giồng cát tập trung ở các xã Hiếu Tử, Hiếu Trung, Phú Cần và Long Thới. Nhân dân sinh sống trên đất giồng cát theo tập quán lâu đời thường tr

01/09/2015
Cây trồng biến đổi gen cần sớm được triển khai trên diện rộng Cây trồng biến đổi gen cần sớm được triển khai trên diện rộng

Bà con nông dân đánh giá cao cây trồng biến đổi gen nhờ những đặc tính vượt trội do đó cần sớm được triển khai rộng rãi.

01/09/2015
Hà Nội quy hoạch phát triển sản xuất lúa theo hướng bền vững Hà Nội quy hoạch phát triển sản xuất lúa theo hướng bền vững

Đến năm 2020, Hà Nội sẽ duy trì được khoảng 80% mức tự túc lương thực, trong đó, vùng nông thôn đạt 100%, vùng nội thành đạt trên 60%.

01/09/2015
Hiệu quả từ trồng xoan lấy gỗ ở Đô Lương - Nghệ An Hiệu quả từ trồng xoan lấy gỗ ở Đô Lương - Nghệ An

Hiện nay, trên thị trường, cây xoan đâu đang có lợi thế bởi dễ trồng, đầu ra thuận lợi. Ở nhiều xã của huyện Đô Lương (Nghệ An), bà con đã chuyển sang trồng cây xoan địa phương để lấy gỗ đem lại hiệu quả kinh tế cao.

01/09/2015