Nông dân bỏ túi cả tỷ đồng nhờ nuôi tôm công nghệ cao

Ở vùng duyên hải Nam Trung Bộ, hiện nay Khánh Hòa là một trong những địa phương đi đầu về nuôi tôm thẻ chân trắng bằng công nghệ cao.
Nhờ áp công nghệ cao vào nuôi trồng, những nông dân “chân lấm tay bùn” ở vùng duyên hải này đã "bỏ túi" cả tỷ đồng mỗi năm.
Một trong những người thu lãi “khủng” là anh Nguyễn Văn Việt (thôn Tuần Lễ, xã Vạn Thọ, huyện Vạn Ninh). Anh Việt cho biết vừa qua đã thu hoạch 2 vụ tôm, lãi hơn 1,2 tỷ đồng.
“Vụ đầu tôi đồng loạt thả giống từ ngày 12/1 âm lịch với khoảng 2 triệu giống. Sau hơn 2 tháng thả nuôi thu hoạch gần 30 tấn, bán với giá từ 98.000 - 120.000 đồng/kg, trừ chi phí tôi lãi gần 1,1 tỷ đồng.
Còn vụ 2, thấy thời tiết phức tạp tôi thả trước 45 vạn giống. Sau hơn 2 tháng, tôi thu hoạch được 5,5 tấn, lãi hơn 150 triệu đồng”, anh Việt kể.
Do nuôi tôm công nghệ cao có lãi, hiện nay gia đình anh Việt đang thả nuôi đợt 3 và đang chờ ngày thu hoạch.
Nông dân xã Vạn Thọ, huyện Vạn Ninh, Khánh Hòa "bỏ túi" cả tỷ đồng mỗi năm nhờ nuôi tôm công nghệ cao
Tương tự, gia đình ông Trần Văn Gần, ở cùng địa phương cũng vừa bội thu lứa tôm vụ 2 bất chấp thời tiết nắng nóng.
“Tôi thả 62 vạn giống và sau khoảng 2,5 tháng thì thu hoạch được 11 tấn, lãi 600 triệu đồng. Đây được xem là vụ thắng lợi nhất từ trước đến nay”, ông nói.
Ông Trần Văn Khánh, Chủ tịch Hội Nông dân xã Vạn Thọ cho biết, toàn xã có hơn 42 ha nuôi tôm trải bạt từ nhiều năm nay. Vào vụ nuôi 2012 và 2013, người nuôi trúng đậm, nhiều hộ thu lãi tiền tỷ.
Theo ông Khánh, ở 2 vụ nuôi trong năm 2015, mặc dù thời tiết bất lợi, nhưng có đến 70% diện tích nuôi tôm ở địa phương có lãi. Trong đó hộ lãi ít nhất là hàng chục triệu đồng, có hộ lãi hàng tỷ đồng.
Được biết, đầu tư nuôi tôm công nghệ cao rất tốn kém, trung bình với ao nuôi có diện tích 4.000m2 người nuôi phải bỏ từ 600 - 800 triệu đồng để nâng nền, trải bạt và trang bị máy móc, phương tiện...
Có thể bạn quan tâm

Nông dân huyện Châu Phú nuôi thử nghiệm mô hình tôm càng xanh toàn đực trong ao đất và thu được thành công bước đầu. Phòng Nông nghiệp-Phát triển nông thôn huyện Châu Phú cho biết, hiện có 16 hộ nuôi tôm càng xanh toàn đực chính vụ với diện tích 11,3 héc-ta, thuộc địa bàn các xã: Thạnh Mỹ Tây, Vĩnh Thạnh Trung, Bình Phú. Giá tôm hiện nay khoảng 230.000 đồng/kg, đây là mức giá lý tưởng cho nông dân.

Trong tình hình dịch bệnh tôm nước lợ bùng phát mạnh thời gian gần đây, đặc biệt là tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long mà vẫn chưa có giải pháp xử lý hữu hiệu khiến người dân trong vùng chưa dám mạnh dạn đầu tư vào con tôm thì tại Trung tâm Tập huấn và Chuyển giao công nghệ Nông nghiệp Nam bộ, các cán bộ kỹ thuật của Trung tâm đã nuôi thành công 6 ao nuôi tôm thẻ chân trắng đầu tiên.

Nông dân xã Khánh Hòa (Châu Phú, An Giang) đang vào vụ thu hoạch gừng trên đất cồn với lợi nhuận khá cao. Hiện, giá gừng khoảng 21.000 - 23.000 đồng/kg (năng suất bình quân khoảng 2 tấn/công), sau khi trừ các khoản chi phí, nông dân còn lãi từ 15 đến 18 triệu/công.

Từ ngày 6/8-10/8/2013, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư (TTKNKN) Trà Vinh đã tổ chức lớp tập huấn về “Kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng”. Có 30 học viên là cán bộ khuyến nông khuyến ngư cấp tỉnh, huyện và nông dân nuôi tôm ở 02 huyện Cầu Ngang và Duyên Hải tham gia lớp tập huấn.

Huyện Kbang có diện tích mặt nước tương đối lớn thuận lợi để phát triển nuôi trồng thủy sản. Để phát huy lợi thế trên, huyện đã được tỉnh phê duyệt dự án ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ xây dựng mô hình nuôi cá tầm trong lòng hồ chứa C thủy điện Vĩnh Sơn.