Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nông Dân Bình Tấn Nuôi Lươn Đồng Đạt Hiệu Quả

Nông Dân Bình Tấn Nuôi Lươn Đồng Đạt Hiệu Quả
Ngày đăng: 08/04/2014

Những năm gần đây, nhiều người dân ở ấp I, xã Bình Tấn, huyện Thanh Bình (Đồng Tháp) thành công với mô hình nuôi lươn trên cạn. Hiện toàn ấp có khoảng 20 hộ nuôi lươn, mỗi hộ nuôi từ 20 - 30m2.

Ông Nguyễn Văn Mực ở ấp I cho biết, ông đã tận dụng diện tích xung quanh nhà 30m2 để làm bể nuôi lươn. Ông đắp đất xung quanh cao 30cm rồi trải bạt nylon; tạo lỗ thoát nước cho bể và cho đất vào bể; đất cho vào bể nuôi lươn là đất thịt, dày từ 0,3 - 0,4m; mực nước cho vào bể thấp hơn đỉnh cao nhất của khối đất 10cm; trên mặt đất ông trồng cỏ và cây tai tượng tạo môi trường giống thiên nhiên cho lươn.

Anh Phan Văn Trị ngụ cùng ấp, nuôi 2 bể lươn, với diện tích 60m2. Tháng 8 (âl) năm rồi, anh ủ rơm ngoài đồng để xúc lươn về thả nuôi, khoảng 30kg. Thức ăn chủ yếu của lươn là ốc bươu vàng và nguồn cá tạp trên đồng. Sau 4 tháng nuôi, anh tiến hành thu hoạch với tổng sản lượng 300kg, giá bán bình quân 95.000 đồng/kg. Sau khi trừ chi phí, anh lãi hơn 20 triệu đồng.

Ông Nguyễn Văn Phược - Chủ tịch UBND xã Bình Tấn cho biết, để phát huy hiệu quả của mô hình nuôi lươn trên cạn, thời gian tới, địa phương sẽ phối hợp với Trạm Khuyến nông huyện tập huấn kỹ thuật nuôi lươn, hỗ trợ vốn cho những hộ có nhu cầu nuôi, tìm đầu ra sản phẩm, đồng thời, tổ chức nhân rộng mô hình này cho 3 ấp còn lại.


Có thể bạn quan tâm

Huyện Thiệu Hóa (Thanh Hóa) trên 200 hộ chăn nuôi sử dụng đệm lót sinh học Huyện Thiệu Hóa (Thanh Hóa) trên 200 hộ chăn nuôi sử dụng đệm lót sinh học

Nhằm cải tạo môi trường trong chăn nuôi, giúp nông dân giảm bớt chi phí sản xuất, năm 2014 huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa đã triển khai xây dựng mô hình đệm lót sinh học trong chăn nuôi. Đến nay, toàn huyện có hơn 200 hộ sử dụng đệm lót sinh học, tập trung ở các xã Thiệu Phú, Thiệu Viên, Thiệu Minh, Thiệu Vũ...

06/08/2015
Gà nội lép vế trước gà nhập khẩu Gà nội lép vế trước gà nhập khẩu

Giá gà nhập khẩu vào các siêu thị rẻ, lượng nhập lớn, trong khi đó giá thức ăn chăn nuôi cao, nhiều rủi ro trong dịch bệnh là nguyên nhân khiến người nuôi gà theo mô hình trang trại, gà công nghiệp trong tỉnh Nghệ An đang bị “lép vế”.

06/08/2015
Phú Bình (Thái Nguyên) có 109 trang trại chăn nuôi gà Phú Bình (Thái Nguyên) có 109 trang trại chăn nuôi gà

Những năm gần đây, huyện Phú Bình (Thái Nguyên) đã có nhiều biện pháp nhằm giúp người dân nâng cao hiệu quả trong chăn nuôi gà như: Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn phối hợp với các ngành có liên quan của tỉnh, Trung ương mời chuyên gia chăn nuôi đầu ngành về tập huấn, hướng dẫn, xây dựng quy trình chăn nuôi gà, quản lý tốt đầu vào, như thức ăn, thuốc thú y, con giống.

06/08/2015
Phát triển chăn nuôi bò sữa ở Sóc Trăng không dễ như mong đợi Phát triển chăn nuôi bò sữa ở Sóc Trăng không dễ như mong đợi

Sau hơn một năm triển khai thực hiện, Dự án Phát triển chăn nuôi bò sữa tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2013 – 2020 đã bắt đầu bộc lộ những khó khăn nhất định. Sự kỳ vọng về giảm nghèo bền vững từ nghề nuôi bò sữa vì thế cũng khó đạt được như mong đợi.

06/08/2015
Tái cơ cấu ngành chăn nuôi lúng túng, thiếu đồng bộ Tái cơ cấu ngành chăn nuôi lúng túng, thiếu đồng bộ

Trước những khó khăn của ngành chăn nuôi trong cả nước, đặc biệt là thời gian tới khi các Hiệp định thương mại tự do (FTA) chính thức có hiệu lực thì nhiều sản phẩm từ thịt gia súc, gia cầm nhập của các nước có thuế bằng 0% sẽ ồ ạt vào thị trường Việt Nam, sẽ tác động mạnh vào ngành chăn nuôi trong nước, Bộ NN&PTNT đang chỉ đạo các tỉnh, thành phố thực hiện đề án tái cơ cấu ngành chăn nuôi với mục tiêu nâng cao giá trị sản phẩm và sức cạnh tranh. Tuy nhiên, việc triển khai ở một số địa phương còn nhiều bất cập…

06/08/2015