Nông Dân Bình Tấn Nuôi Lươn Đồng Đạt Hiệu Quả

Những năm gần đây, nhiều người dân ở ấp I, xã Bình Tấn, huyện Thanh Bình (Đồng Tháp) thành công với mô hình nuôi lươn trên cạn. Hiện toàn ấp có khoảng 20 hộ nuôi lươn, mỗi hộ nuôi từ 20 - 30m2.
Ông Nguyễn Văn Mực ở ấp I cho biết, ông đã tận dụng diện tích xung quanh nhà 30m2 để làm bể nuôi lươn. Ông đắp đất xung quanh cao 30cm rồi trải bạt nylon; tạo lỗ thoát nước cho bể và cho đất vào bể; đất cho vào bể nuôi lươn là đất thịt, dày từ 0,3 - 0,4m; mực nước cho vào bể thấp hơn đỉnh cao nhất của khối đất 10cm; trên mặt đất ông trồng cỏ và cây tai tượng tạo môi trường giống thiên nhiên cho lươn.
Anh Phan Văn Trị ngụ cùng ấp, nuôi 2 bể lươn, với diện tích 60m2. Tháng 8 (âl) năm rồi, anh ủ rơm ngoài đồng để xúc lươn về thả nuôi, khoảng 30kg. Thức ăn chủ yếu của lươn là ốc bươu vàng và nguồn cá tạp trên đồng. Sau 4 tháng nuôi, anh tiến hành thu hoạch với tổng sản lượng 300kg, giá bán bình quân 95.000 đồng/kg. Sau khi trừ chi phí, anh lãi hơn 20 triệu đồng.
Ông Nguyễn Văn Phược - Chủ tịch UBND xã Bình Tấn cho biết, để phát huy hiệu quả của mô hình nuôi lươn trên cạn, thời gian tới, địa phương sẽ phối hợp với Trạm Khuyến nông huyện tập huấn kỹ thuật nuôi lươn, hỗ trợ vốn cho những hộ có nhu cầu nuôi, tìm đầu ra sản phẩm, đồng thời, tổ chức nhân rộng mô hình này cho 3 ấp còn lại.
Có thể bạn quan tâm

Giá tôm nguyên liệu tại ĐBSCL liên tục tăng và được kéo lên cao nhất trong vòng 2 năm gần đây khi Trung Quốc đẩy mạnh mua vào. Trong khi đó, doanh nghiệp “kêu” gặp khó do không thể cạnh tranh lại, thiếu nguyên liệu thực hiện hợp đồng xuất khẩu.

Đến trang trại của anh Hoàng Văn Công ở thôn Bạch Nao (xã Thanh Văn, huyện Thanh Oai, TP Hà Nội), chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng khi thấy trên ao từng đàn... vịt giời đang bơi lội thoả thê.

Ông Nguyễn Văn Vinh, Chủ tịch Hội Nông dân xã Cẩm Sơn, Anh Sơn (Nghệ An) phấn khởi: Năm 2006, chính quyền xã vận động nhân dân thực hiện mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng để tăng thu nhập. Xã chọn 9 hộ tại thôn Hội Lâm chuyển đổi 2 ha đất trồng mía tại xứ Đồng Cạn sang trồng dưa hấu và bí xanh theo công thức 3 vụ/năm (2 vụ dưa hấu + 1 vụ bí xanh).

Từ bao đời nay, nông dân xã Tân Thủy (Ba Tri - Bến Tre) luôn gắn bó với nghề trồng hoa màu. Trong đó, nhiều nông dân đổi đời nhờ hành tím.

Vào tháng 8-2012, Trung tâm Giống nông nghiệp Bến Tre thực hiện đề tài “Du nhập và nuôi thích nghi gà Đông Tảo tại Bến Tre”. Huyện Châu Thành được hỗ trợ 4 mô hình: 2 mô hình nuôi gà Đông Tảo lai và 2 mô hình nuôi gà Đông Tảo thuần tại xã Sơn Hòa và Tam Phước.