Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nông Dân Bị Ép Giá Vì Thiếu... Cầu

Nông Dân Bị Ép Giá Vì Thiếu... Cầu
Ngày đăng: 05/07/2014

Trong mùa vụ xoài vừa qua, nhiều nông dân xã Thanh Sơn (huyện Định Quán, Đồng Nai) chỉ để xoài rụng ngoài vườn chứ không thể bán do bị ép giá.

Không chỉ xoài bị ép giá, bất cứ loại nông sản nào nông dân Thanh Sơn bán ra thị trường bên ngoài cũng đều bị ép giá thấp hơn thị trường.

Chỉ cách quốc lộ 20 chưa đầy 20 km, tốn phí qua phà đối với vận chuyển hàng hóa nông sản ra và ngược lại vận chuyển vào vật tư nông nghiệp phân bón thuốc bảo vệ thực vật, lý ra, hàng nông sản của nông dân Thanh Sơn bán giá phải cao hơn để bù đắp chi phí. Thế nhưng, ngược lại, hàng nông sản của họ bị ép giá thấp hơn mức bình thường 10 đến 15%.

Ông Trịnh Đình Quang, chủ nhiệm HTX trái cây an toàn Định Quán cho biết mùa xoài vừa qua, do giá bán ngay tại khu vực thị trấn Định Quán dưới 5.000 đồng/kg, còn trong xã Thanh Sơn, nông dân phải tốn thêm chi phí vận chuyển qua phà cùng với việc bị ép giá thấp, nhiều nhà vườn khu vực xã Thanh Sơn phải để xoài rụng đầy vườn.

Trao đổi với chúng tôi, ông Ngô Văn Sơn, phó chủ tịch UBND xã Thanh Sơn cho biết: “Do không có cầu để vận chuyển qua lại nên hiệu quả kinh tế của sản phẩm nông nghiệp tại Thanh Sơn rất thấp, chi phí đầu vào cao. Nông dân Thanh Sơn ngoài việc tốn tiền qua phà còn bị ép giá nông sản.

Thực vậy, mỗi tấn hàng nông sản vận chuyển qua phà nông dân Thanh Sơn phải mất 50.000 đồng. Không những thế, giá nông sản cũng thấp hơn bên ngoài từ 10 – 20 %, nhưng xoài chỉ bên kia sông giá bán 5.000 đồng/kg thì bên này chở qua, nông dân chỉ bán được 4.000 đồng/kg; heo hơi thời điểm bên kia sông được 4 triệu đồng/tấn thì nông dân Thanh Sơn chỉ bán được 3,6 triệu đồng/tấn… Ngược lại, đầu vào, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, nông dân Thanh Sơn phải mua lại với giá cao hơn bên kia sông 10%...”

Chỉ tính riêng phí qua phà, theo ông Sơn, mỗi năm, nông dân Thanh Sơn làm ra khoảng hơn 100 ngàn tấn nông sản tính toán sơ sơ đã thiệt khoảng 5 tỷ đồng tiền chi phí qua phà (50.000 đồng/tấn phí qua phà).

Vừa qua, UBND tỉnh đã có dự án xây dựng cầu qua Thanh Sơn với kinh phí ước tính gần 10 tỷ đồng nhưng chỉ giải quyết được qua lại cho người dân còn hàng hóa nông sản vẫn qua lại bằng phà. “Người dân Thanh Sơn vẫn mong ước có cây cầu để nông sản họ làm ra không bị ép giá khi phải phụ thuộc vào phà” ông Sơn nói.


Có thể bạn quan tâm

Từ Bán Rẻ-Mua Rẻ Tới Bỏ Giá Sàn Xuất Khẩu Gạo Từ Bán Rẻ-Mua Rẻ Tới Bỏ Giá Sàn Xuất Khẩu Gạo

Ngành lúa gạo Việt Nam là một thế mạnh nhưng càng ngày càng bị bào mòn, vắt kiệt sức của nông dân do sự yếu kém của thương nhân và nhà nước tổ chức quản lý chuỗi giá trị sản phẩm gạo không làm được.

24/05/2014
Thả cá giống trên hồ thủy điện Tuyên Quang Thả cá giống trên hồ thủy điện Tuyên Quang

Sáng 12-10, Tổng cục Thủy sản phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh, UBND huyện Nà Hang tổ chức Lễ thả cá giống, tái tạo nguồn lợi thủy sản tại hồ thủy điện Tuyên Quang.

16/10/2015
Nhà Nông Kiệt Sức, Hoa Màu Héo Khô Nhà Nông Kiệt Sức, Hoa Màu Héo Khô

Thời điểm này ở các tỉnh Hà Tĩnh, Nghệ An đang bước vào thời điểm thu hoạch rộ vụ mùa lúa xuân. Tuy nhiên, thời tiết quá nắng gắt, nhiệt độ cao khiến bà con nông dân kiệt sức.

24/05/2014
Vất Vả Chống Nóng Cho Vật Nuôi Vất Vả Chống Nóng Cho Vật Nuôi

Liên tiếp trong những ngày gần đây, thời tiết nắng nóng đã “dội” xuống miền Bắc khiến việc sản xuất, sinh hoạt của nông dân gặp vô vàn khó khăn. Phóng viên báo NTNN đã ghi nhận tình hình này ở một số địa phương.

24/05/2014
Thanh Long Ruột Đỏ Đạt Chuẩn VietGAP Thanh Long Ruột Đỏ Đạt Chuẩn VietGAP

Sau thời gian ứng dụng quy trình sản xuất trái cây sạch theo tiêu chuẩn VietGAP, Sở Khoa học - công nghệ Trà Vinh vừa trao giấy chứng nhận VietGAP cho 14 hộ nông dân trồng thanh long ruột đỏ của Hợp tác xã thanh long ruột đỏ Đức Mỹ, huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh với tổng diện tích hơn 24ha.

24/05/2014