Nông Dân Bàn Cách Trồng Mía Công Nghệ Cao

Nếu áp dụng khoa học kỹ thuật, xây dựng hệ thống tưới tiêu hợp lý thì người nông dân có thể nâng năng suất của cây mía lên gấp 1,5 lần, thậm chí có trường hợp tăng gấp đôi.
Đây là thông tin được đưa ra tại hội thảo quốc tế lần thứ 2 với chủ đề Giải pháp giảm chi phí sản xuất mía để nâng cao thu nhập cho người nông dân do tập đoàn Thành Thành Công (TTC) tổ chức ngày 14-7 tại TPHCM.
Hội thảo xoay quanh các giải pháp, các mô hình thực tiễn trong canh tác, thu hoạch mía nhằm tiết giảm chi phí sản xuất, từ đó tăng thu nhập cho nông dân.
Hội thảo là nơi để các nông dân trồng mía trong nước chia sẻ kinh nghiệm về các mô hình quản lý sản xuất, canh tác mía tiên tiến, cũng là nơi các chuyên gia đến từ các nước có nền công nghiệp mía đường phát triển mạnh như Úc, Mỹ chia sẽ những mô hình canh tác sản xuất mía với chi phí thấp nhờ áp dụng những thành tự của khoa học kỹ thuật.
Ông Huỳnh Văn Giáo, một nông dân trồng mía ở Khánh Hòa, nhờ tự làm hệ thống tưới nước cho 40 héc ta mía từ nguồn nước tự nhiên đã có thể nâng năng suất mía của gia đình ông lên 16,5 tấn/héc ta. Ông Giáo cho biết, từ khi áp dụng mô hình tưới nước, năng suất mía của ông Giáo đạt 71,5 tấn/héc ta, trong khi trước đây chỉ đạt 55 tấn/héc ta.
Còn ông Lê Ngọc Tĩnh, Tây Ninh, nhờ áp mô hình lưu gốc mía, ông đã thu hoạch được 8 tấn đường/héc ta, bằng mức trung bình của Thái Lan, cao hơn mức trung bình của cả nước gần 3 tấn đường/héc ta.
Theo Thành Thành Công, đơn vị tổ chức, việc chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm từ hội thảo sẽ góp phần thay đổi quan niệm của người nông dân trong trồng trọt và quản lý, chú trọng hơn đến việc áp dụng khoa học kỹ thuật, cơ giới hóa nhằm giảm chi phí sản xuất từ đó cải thiện thu nhập cho người trồng mía.
Hội thảo cũng thảo luận các giải pháp của đại diện Viện nghiên cứu mía đường Việt Nam về kiểm soát một số sâu bệnh lây lan trên cây mía thông qua các biện pháp định danh, xác định vi sinh vật gây bệnh, biện pháp của đại diện Viện nghiên cứu mía đường Philippines về phòng bệnh lây lan qua hom giống thông qua chương trình sản xuất giống mía ba cấp...
Có thể bạn quan tâm

Từ cuối tháng 3 đến nay, Doanh nghiệp tư nhân Đức Mai (huyện Tây Sơn - Bình Định) - đơn vị tham gia liên minh sản xuất và chế biến hạt điều thuộc Dự án cạnh tranh nông nghiệp tỉnh - đã đến xã Cát Lâm tổ chức thu mua hạt điều của 57 hộ xã viên HTXNN 2 Cát Lâm, xã Cát Lâm (Phù Cát) cùng tham gia liên minh với giá 18.000 đồng/kg, cao hơn giá thị trường tại thời điểm 500 đồng/kg.

Anh Võ Thiếu Sơn, ở ấp Bà Tiên 2, xã Phú Đông (huyện Tân Phú Đông - Tiền Giang) có 2 công đất đầm nuôi tôm nằm cặp theo sông Cửa Trung. Sau những vụ nuôi tôm không hiệu quả, anh Sơn quyết định chuyển sang thử nghiệm nuôi cá rô phi thương phẩm, ổn định cuộc sống.

Do trong quá trình nuôi ít tốn kém nên con sò huyết hiện nay đang được nhiều người dân xã Đông Thới, huyện Cái Nước (Cà Mau), đầu tư phát triển.

Hiện nay toàn tỉnh đã hoàn thành việc gieo cấy trên 33.000ha lúa mùa, do ảnh hưởng thời tiết vụ mùa thường là vụ sâu bệnh phát sinh và gây hại mạnh trên cây lúa. Để nắm tình hình sâu bệnh gây hại, chỉ đạo phòng trừ kịp thời, từ ngày 8 đến 11-7, Chi cục Bảo vệ thực vật tổ chức tổng điều tra đánh giá nguồn sâu bệnh đầu vụ mùa trên địa bàn toàn tỉnh.

Với mục tiêu đa dạng hoá các loại cây ăn quả, nâng cao giá trị kinh tế trên một diện tích, vài năm lại đây, một số hộ dân ở xã Quý Sơn (Lục Ngạn - Bắc Giang) đã mạnh dạn đưa cây hồng xiêm vào trồng. Đến thăm mô hình trồng hồng xiêm xen nhãn Miền Thiết của gia đình chị Phạm Thị Chúc, ở thôn Bắc 2, xã Quý Sơn thấy rõ sự năng động và cần cù của người dân nơi đây.