Nông dân An Giang trồng hành lá lợi nhuận trên 200 triệu đồng/ha

Khác hẳn với trước đây, giá bán hành lá đang tăng lên liên tục từ vụ đầu tiên của năm 2015 đến nay, giá bán cho thương lái từ 10.000 đồng lên 11.000 đồng và hiện nay là 12.000 đồng/kg, giá bán tại chợ cho người tiêu dùng 16.000 đồng/kg. Nguyên nhân do thị trường hút hàng từ đầu năm đến nay, nhất là thị trường Campuachia đang tiêu thụ rất mạnh, nên đẩy giá lên cao. Hành sau khi thu hoạch có thương lái đến tận nhà thu mua, người nông dân không phải tốn thêm chi phí vận chuyển.
Nông dân Nguyễn Thị Bền, ở xã Khánh Hòa (huyện Châu Phú) cho biết, hiện gia đình chị có 5 ha lúa, do lúa lợi nhuận thấp, nên học hỏi theo nông dân các vùng chuyên canh màu, chị dành ra 0,4 ha trồng hành lá từ 6 năm nay. Đặc biệt năm 2015, hành trồng đạt năng suất 4 tấn/0,1 ha, chị Bền bán được giá 10.000 đồng/kg, trừ chi phí vụ này chị lãi trên 80 triệu đồng, cao gấp 20 lần trồng lúa. Tuy nhiên do làm rẫy nhiều công chăm sóc, trong khi đó lao động tại địa phương khó tìm, nên không mở rộng thêm diện tích trồng hành.
Còn với nông dân Hồ Phước Nhanh, ấp Khánh Bình (huyện Châu Phú) có 0,1 ha trồng hành vừa thu hoạch, năng suất chỉ đạt 3 tấn/0,1 ha nhưng bán được giá 12.000 đồng/kg, lợi nhuận cũng được trên 20 triệu đồng. Anh Nhanh cho biết, so với thời gian trồng 1 vụ lúa, anh trồng được 2 vụ hành, nên giá có thấp hơn 1.000 - 2.000 đồng/kg, trồng hành vẫn lãi hơn trồng lúa.
An Giang là tỉnh thuần nông, song song với cây lúa cũng phát triển mạnh diện tích trồng rau màu, trong đó có 2 vùng chuyên canh rau màu lớn nhất tỉnh, là huyện Châu Phú và Chợ Mới. Từ nhiều năm nay người nông dân đã biết tìm tòi học hỏi, mạnh dạn chuyển đổi, chọn trồng cây rau màu có giá trị kinh tế cao, trong đó có cây hành lá, diện tích trồng mỗi năm trên 1.000 ha. Đây là loại cây gia vị dễ trồng, cho năng suất cao, bình quân 30 tấn/ha, có hộ trồng đạt đến 40 tấn/ha.
Hành lá có thời gian sinh trưởng ngắn, khoảng 45 ngày/vụ, cộng với thời gian làm đất, nên mỗi năm trồng được 6 vụ. Cây hành lá của An Giang không chỉ tiêu thụ khắp đồng bằng sông Cửu Long và thành phố Hồ Chí Minh, còn có thị trường tiêu thụ mạnh qua đường biên giới sang Campuchia.
Có thể bạn quan tâm

Nhờ thời tiết thuận lợi, mẻ lưới đầu năm, bà con ngư dân Quảng Ngãi đã trúng đậm mùa cá cơm. Theo con tàu QNg 44218TS của ông Võ Hải, ở xã Phổ Thạnh, huyện Đức Phổ rẽ sóng ra khơi đánh phiên biển đầu năm. Trên con tàu không khí rộn ràng, nụ cười hiện rõ trên khuôn mặt của những ngư dân nơi đây.

Sáng sớm mùng 4 Tết, chúng tôi xuôi về cảng cá Cửa Sót (xã Thạch Kim, huyện Lộc Hà) và cảng cá Cửa Nhượng (xã Cẩm Nhượng, huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh), trên cửa biển hàng chục tàu thuyền các tỉnh Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa máy nổ ầm ầm đang tiến vào cập bến cảng, trên khoang tàu chất đầy ắp các loại cá ve, cá chim giang, cá đù, cá lẹp, cá cơm, cá bục bịch, cá hố, cá ngạnh, cá trích, cá cam, tép biển, và các loại ốc, ghẹ, sò lông…

Không chỉ có gà trống, mà trứng gia cầm hiện cũng được các tiểu thương đẩy lên gần 1 ngàn đồng/quả so với ngày thường. Tuy nhiên, giá trứng tại các siêu thị chỉ ở mức tăng nhẹ từ 2-4 ngàn đồng/chục nhờ chương trình bình ổn giá dịp tết. Cụ thể, giá trứng gà được bán ở chợ từ 2-2.5 ngàn đồng/quả, trứng vịt từ 3-3.5 ngàn đồng/quả nhưng vẫn hút khách.

Về nơi đây, đi đến đâu cũng thấy nhà nhà đóng chuồng nuôi dê, hộ nuôi ít nhất 5 - 10 con, có hộ nuôi nhiều lên đến hàng trăm con. Nơi đây nổi danh là vùng nuôi dê lâu đời, tận dụng các thế mạnh tự nhiên của địa phương như vùng cỏ rộng, khí hậu thích hợp cho sự phát triển của đàn dê.

Tổng đàn heo thời gian qua tăng cao là vì giá heo hơn hai năm qua liên tục ở mức cao nên nhiều trang trại doanh nghiệp đã đầu tư mở rộng tổng đàn. Hiện mỗi ngày người chăn nuôi Đồng Nai cung cấp cho thị trường gần 7 ngàn con heo thịt tương đương với 700 tấn thịt heo. Trong đó, khoảng 60-70% lượng heo thịt của Đồng Nai cung ứng cho thị trường TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận.