Nông dân An Giang trồng hành lá lợi nhuận trên 200 triệu đồng/ha

Khác hẳn với trước đây, giá bán hành lá đang tăng lên liên tục từ vụ đầu tiên của năm 2015 đến nay, giá bán cho thương lái từ 10.000 đồng lên 11.000 đồng và hiện nay là 12.000 đồng/kg, giá bán tại chợ cho người tiêu dùng 16.000 đồng/kg. Nguyên nhân do thị trường hút hàng từ đầu năm đến nay, nhất là thị trường Campuachia đang tiêu thụ rất mạnh, nên đẩy giá lên cao. Hành sau khi thu hoạch có thương lái đến tận nhà thu mua, người nông dân không phải tốn thêm chi phí vận chuyển.
Nông dân Nguyễn Thị Bền, ở xã Khánh Hòa (huyện Châu Phú) cho biết, hiện gia đình chị có 5 ha lúa, do lúa lợi nhuận thấp, nên học hỏi theo nông dân các vùng chuyên canh màu, chị dành ra 0,4 ha trồng hành lá từ 6 năm nay. Đặc biệt năm 2015, hành trồng đạt năng suất 4 tấn/0,1 ha, chị Bền bán được giá 10.000 đồng/kg, trừ chi phí vụ này chị lãi trên 80 triệu đồng, cao gấp 20 lần trồng lúa. Tuy nhiên do làm rẫy nhiều công chăm sóc, trong khi đó lao động tại địa phương khó tìm, nên không mở rộng thêm diện tích trồng hành.
Còn với nông dân Hồ Phước Nhanh, ấp Khánh Bình (huyện Châu Phú) có 0,1 ha trồng hành vừa thu hoạch, năng suất chỉ đạt 3 tấn/0,1 ha nhưng bán được giá 12.000 đồng/kg, lợi nhuận cũng được trên 20 triệu đồng. Anh Nhanh cho biết, so với thời gian trồng 1 vụ lúa, anh trồng được 2 vụ hành, nên giá có thấp hơn 1.000 - 2.000 đồng/kg, trồng hành vẫn lãi hơn trồng lúa.
An Giang là tỉnh thuần nông, song song với cây lúa cũng phát triển mạnh diện tích trồng rau màu, trong đó có 2 vùng chuyên canh rau màu lớn nhất tỉnh, là huyện Châu Phú và Chợ Mới. Từ nhiều năm nay người nông dân đã biết tìm tòi học hỏi, mạnh dạn chuyển đổi, chọn trồng cây rau màu có giá trị kinh tế cao, trong đó có cây hành lá, diện tích trồng mỗi năm trên 1.000 ha. Đây là loại cây gia vị dễ trồng, cho năng suất cao, bình quân 30 tấn/ha, có hộ trồng đạt đến 40 tấn/ha.
Hành lá có thời gian sinh trưởng ngắn, khoảng 45 ngày/vụ, cộng với thời gian làm đất, nên mỗi năm trồng được 6 vụ. Cây hành lá của An Giang không chỉ tiêu thụ khắp đồng bằng sông Cửu Long và thành phố Hồ Chí Minh, còn có thị trường tiêu thụ mạnh qua đường biên giới sang Campuchia.
Có thể bạn quan tâm

Một trong những mục tiêu của Đề án “tái cơ cấu ngành thủy lợi” là phát triển một nền nông nghiệp chủ động tưới, tiêu theo hướng hiện đại: Đẩy mạnh trên diện rộng các giải pháp tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho các cây trồng cạn chủ lực như càphê, hồ tiêu, chè, cây điều, cây mía, cây ăn quả, rau, hoa…

Trước tình trạng sản xuất manh mún, cung vượt cầu của sản phẩm cá tra và sự thiếu liên kết giữa nhà sản xuất và doanh nghiệp, sự ra đời của Nghị định 36/2014/NĐ-CP được kỳ vọng sẽ góp phần chuẩn hóa ngành nuôi, chế biến và xuất khẩu cá tra từ đầu vào đến đầu ra, mở hướng đi mới, phát tiển bền vững cho toàn ngành.

Những giọt nước mắt xót của, những khuôn mặt ngẩn ngơ, những tiếng thở dài ngao ngán… ấy là những gì chúng tôi thấy khi tiếp xúc với người nuôi ngao ở xã Đông Minh, Tiền Hải (Thái Bình).

Được biết, chủ lô hàng là ông Phan Đình Tín (trú tại tổ 18, Trần Phú, Quảng Ngãi), người này không xuất trình được giấy kiểm dịch động vật và chứng nhận nguồn gốc xuất xứ. Công an TP Vinh đã thu hồi số thịt bò nói trên và tiến hành tiêu hủy theo quy định.

Nhờ sự vào cuộc quyết liệt của các cơ quan chức năng huyện, chính quyền xã Bản Liền và Cty TNHH MTV Đầu tư phát triển Bắc Hà đã giải quyết xong tình trạng tư thương thu mua chè vàng tại xã Bản Liền.