Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nơm nớp với dịch tai xanh

Nơm nớp với dịch tai xanh
Ngày đăng: 19/11/2015

Tư tôi an ủi, giá cả thị trường bao giờ cũng do tư thương định đoạt, thôi thì đành chấp nhận.

Còn về dịch bệnh, nếu anh lựa chọn kỹ con giống đầu vào, thường xuyên vệ sinh chuồng trại, phun tiêu độc khử trùng và tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin theo đúng quy trình do ngành chuyên môn hướng dẫn thì mắc mớ chi phải sợ?

Điểm đúng “huyệt”, anh Tám nhanh nhảu:

“Khổ nỗi, thời gian qua tui lơ là với cái khâu quan trọng ấy nên bây giờ mới đứng ngồi không yên.

Nghe đâu dịch heo tai xanh vừa tái bùng phát tại nhiều địa phương trên cả nước.

Mà chú em thừa biết, sự lây lan của con vi rút cực kỳ nguy hiểm đó là không có vùng cấm…”.

Những năm qua, người chăn nuôi trong tỉnh không ít lần lao đao vì dịch tai xanh.

Dẫn Tư tôi dạo quanh dãy chuồng kiên cố đang thả nuôi 12 con heo nái và heo thịt, anh Tám Duy Trung ở huyện Duy Xuyên nói: “Thời điểm này, 2 con heo nái thì đang có chửa sắp đẻ, còn 10 con heo siêu nạc thì lại chuẩn bị đến kỳ xuất bán.

Hơn 2 năm nay, thấy dịch tai xanh im ắng nên mấy tháng qua tui chủ quan không mua vắc xin về chích ngừa cho bầy heo ni.

Trong những ngày tới, lỡ không may mầm bệnh tái bùng phát thì rất nhiều khả năng đàn heo của tui sẽ bị nhiễm vi rút”.

Nghe anh Tám kể chuyện cũ, Tư Ruộng mới sực nhớ lại, từ đầu tháng 2 đến gần cuối tháng 3.2013, dịch tai xanh hoành hành tại 161 thôn, khối phố của 37 xã, thị trấn thuộc 7 địa phương gồm Thăng Bình, Quế Sơn, Đại Lộc, Duy Xuyên, Điện Bàn, Nông Sơn, Tiên Phước khiến 4.435 con heo của 1.262 hộ dân bị mắc bệnh, trong đó có 1.573 con phải khiêng đi đốt.

Tuy nhiên, con số vừa nêu chỉ là một phần nhỏ, bởi những năm trước đó hàng chục nghìn con heo của rất nhiều hộ chăn nuôi trên địa bàn tỉnh cũng đã “ngủm củ tỏi” vì “cơn lốc” tai xanh liên tục ập tới.

Cách đây vài ngày, trong giờ giải lao của một cuộc họp ở UBND tỉnh, Tư tôi tranh thủ trao đổi với ông Nguyễn Thành Nam – Chi cục trưởng Chi cục Thú y xung quanh công tác phòng dịch trên đàn vật nuôi.

Vừa nghe nói đến bệnh tai xanh, ông Nam liền than phiền: “Muốn hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do các loại dịch bệnh nguy hiểm gây ra thì vấn đề tiên quyết là người chăn nuôi phải chủ động tiêm phòng vắc xin cho gia súc, gia cầm.

Vậy nhưng, thực tế cho thấy, thời gian qua khâu này diễn ra rất ì ạch tại hàng loạt địa phương.

Điều đáng lo ngại là, hầu như toàn bộ 520 nghìn con heo trên toàn tỉnh đều không được chích ngừa vắc xin phòng bệnh tai xanh trong 2 đợt tiêm chính của năm 2015.

Trong khi yêu cầu mang tính bắt buộc là phải có ít nhất 80% tổng đàn được tiêm phòng vắc xin”.

Theo ông Nam, nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là tỉnh không có cơ chế hỗ trợ, trong khi đó giá 1 liều vắc xin tai xanh là 16 nghìn đồng nên người chăn nuôi không mua về tiêm cho đàn heo của mình vì… sợ tốn kém.

Trong khi đó gần đây tại một số địa phương như Hà Tĩnh, Nghệ An, Tiền Giang, Sóc Trăng… đã có rất nhiều đàn heo bị chết vì dịch tai xanh tấn công.

Việc kiểm soát khâu vận chuyển heo và các loại vật nuôi khác ra vào địa bàn tỉnh thời gian qua vẫn còn hết sức lỏng lẻo.

Chính vì thế, chẳng ai dám chắc trong những ngày tới vi rút Lelystad gây bệnh tai xanh hay còn gọi là hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp sẽ không lây lan đến xứ Quảng mình.


Có thể bạn quan tâm

Tăng Cường Diệt Chuột Bảo Vệ Sản Xuất Tăng Cường Diệt Chuột Bảo Vệ Sản Xuất

Tuy nhiên do đặc điểm sinh học và khả năng sinh sản nhanh của chuột nên thời gian tới vẫn còn nguy cơ rất cao chuột gây hại sản xuất, kho tàng và lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho cộng đồng. Do vậy, việc diệt chuột phải được thực hiện thường xuyên và cần xác định rõ các đợt cao điểm để phát động chiến dịch diệt chuột đồng loạt nhằm đạt hiệu quả cao.

06/03/2015
Lãnh Đạo Bộ NNPTNT Nói Gì Về Cây Trồng Biến Đổi Gene? Lãnh Đạo Bộ NNPTNT Nói Gì Về Cây Trồng Biến Đổi Gene?

Cho đến nay, trong văn y thế giới chưa ghi nhận bất cứ trường hợp nào ảnh hưởng xấu đến sức khỏe vật nuôi và con người ... do cây trồng và sản phẩm biến đổi gene gây ra. Dân Việt xin trích đăng ý kiến của Thứ trưởng Bộ NNPTNT Lê Quốc Doanh về vấn đề này.

06/03/2015
Tân Sơn Khai Thác Lợi Thế Phát Triển Chăn Nuôi Tân Sơn Khai Thác Lợi Thế Phát Triển Chăn Nuôi

Từ lâu nay các xã trên địa bàn huyện Tân Sơn đã biết phát huy lợi thế địa bàn rộng có bãi chăn thả phong phú, nguồn thức ăn dồi dào để phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm. Ở Tân Sơn hầu như hộ nào cũng có nuôi lợn, gà, hoặc trâu, bò. Trong đó nhiều hộ có cả chục con trâu, bò, đàn lợn lên tới vài chục con, vịt gà xúc xỉu.

06/03/2015
Công Điện Chỉ Đạo Chăm Sóc Lúa Vụ Đông Xuân 2014-2015 Các Tỉnh Phía Bắc Công Điện Chỉ Đạo Chăm Sóc Lúa Vụ Đông Xuân 2014-2015 Các Tỉnh Phía Bắc

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa có Công điện số 1846/CĐ-BNN-TT ngày 3/3/2015 gửi Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ở phía Bắc về việc chỉ đạo chăm sóc lúa vụ Đông Xuân 2014-2015 các tỉnh phía Bắc trong điều kiện thời tiết ấm.

06/03/2015
Khôi Phục Đàn Vật Nuôi Sau Tết Khôi Phục Đàn Vật Nuôi Sau Tết

Tính đến hết quý IV năm 2014 toàn tỉnh có trên 777 nghìn con lợn; sản lượng thịt hơi đạt 98.506,2 tấn; đàn gia cầm đạt 11.514 nghìn con; trong đó đàn gà 9.839,2 nghìn con; sản lượng thịt hơi gia cầm đạt 23.505,2 tấn; tổng đàn bò đạt 96.127 con; trong đó, bò lai 60.889 con, sản lượng thịt hơi đạt 5.701,8 tấn; tổng đàn trâu đạt 71.587 con, sản lượng thịt hơi đạt 3.763,4 tấn.

06/03/2015