Nơi sản xuất, ương nuôi, lưu giữ giống thủy sản nước ngọt lớn nhất tỉnh Ninh Bình

9 ha, gồm: Nhà điều hành; 25 ao ương nuôi (mỗi ao nuôi diện tích 2.200m2); các loại bể nuôi và nhà cho cá đẻ; hệ thống máy bơm, cùng các công trình phụ trợ khác đang dần được hoàn thiện, đảm bảo xây dựng Trung tâm có quy mô khá hiện đại và đồng bộ.
Thu hoạch và xuất bán cá mè giống tại Trung tâm.
Thạc sỹ Nguyễn Duy Thành, Phó Giám đốc Trung tâm cho biết: Hiện nay Trung tâm duy trì sản xuất ổn định 12 loài giống cá nước ngọt, phục vụ bà con nông dân nuôi thả thủy sản trong tỉnh và các tỉnh bạn. Trung tâm mới đưa giống cá mới - cá chép Koi (Nhật Bản) vào ương nuôi.
Đây là giống cá cảnh, nguồn giống bố mẹ được nhập về từ Nhật Bản, cá này màu hồng hoặc hồng loang trắng, nếu thả sẽ khá phù hợp với các khu điểm du lịch, thân thiện với các loài thủy sinh nước ngọt bản địa.
Trung tâm đang nuôi gần 1,2 tấn cá giống bố mẹ hậu bị của 12 loài như: Trắm đen, trôi, mè, chép, chuối hoa, cá rô đồng, rô đầu vuông...
Tính đến cuối tháng 6-2015, Trung tâm đã sản xuất được 950 vạn con cá bột các loại và nhập 30 vạn cá bột về ương, san tại chỗ. Sản lượng cá ương, cá giống đạt 96,73% so kế hoạch năm và tăng 4,12 lần so với cùng kỳ của năm 2014 với chất lượng đảm bảo, đáp ứng một phần nhu cầu của nhân dân và phục vụ cho nhu cầu bổ sung đàn cá bố mẹ trong Trung tâm. Trung tâm cũng đã cung ứng dịch vụ đến tận tay người nuôi 51 vạn con cá giống các loại.
Thực hiện tốt chế độ chăm sóc, quản lý, phòng trị bệnh cho đàn cá bố, mẹ và đàn cá hậu bị được nuôi dưỡng tại Trung tâm; cũng như chuẩn bị sẵn sàng và thực hiện tốt các phương án phòng tránh bão, lũ, nóng, rét cho các đàn cá nuôi tại Trung tâm.
Ngoài ra, Trung tâm còn là một trong các đơn vị của Sở Nông nghiệp & PTNT tham gia tích cực vào chương trình giống, chương trình khuyến nông và chương trình thực hành nông nghiệp tốt (GAP): Nhập 50 vạn cá bội diêu hồng thực hiện ương san lên cá giống ở kích cỡ 4 - 6cm được 9 vạn con; x
Xây dựng mô hình nuôi cá rô phi theo hướng Viet Gap; triển khai 5 mô hình nuôi thủy sản tập trung (nuôi trắm cỏ trong lồng, nuôi cá chim trắng bán thâm canh, nuôi cá chép trong ao, luân canh cá lúa, nuôi ếch thương phẩm trong lồng) ở các địa phương trong tỉnh.
Hiện Trung tâm có 14 cán bộ, công nhân viên, trong đó có 9 viên chức đều là những kỹ sư, thạc sỹ chuyên ngành thủy sản.
Đội ngũ cán bộ, kỹ sư của Trung tâm đã thực hiện việc chuyển giao kỹ thuật tận đầu bờ cho các hộ dân ở huyện Hoa Lư, Yên Khánh, Yên Mô... và đang nuôi thả thành công cá nước ngọt môi trường mặt nước lớn, môi trường ao đầm, nuôi cá ruộng trũng theo phương thức thâm canh khá hiệu quả tại các địa phương trên...
Đồng chí Phó Giám đốc Trung tâm cũng chia sẻ: Trung tâm đang tích cực sưu tầm các giống thủy sản nước ngọt đặc hữu trong vùng: ốc nhồi, cá trầu tiến vua, cá rô Tổng Trường... đưa về nuôi dưỡng, nghiên cứu, duy trì và phát triển các loại giống này.
Chức năng của Trung tâm ngoài việc sản xuất các con giống thủy sản nước ngọt (chép, trôi, mè, trắm cỏ) được nuôi thả nhiều trong nhân dân, Trung tâm còn tổ chức nghiên cứu khoa học, là nơi lưu giữ nguồn gen, giống thủy sản nước ngọt của tỉnh.
Trung tâm là đơn vị duy nhất hiện đang bảo tồn 12 loài thủy sản nước ngọt hậu bị, hoàn toàn chủ động về sản xuất giống cá nước ngọt...
Trong thời gian tới, khi trang thiết bị được hoàn thiện, lắp đặt đồng bộ, hoạt động sản xuất của Trung tâm Giống thủy sản nước ngọt Ninh Bình sẽ thuận lợi hơn, góp phần sản xuất, ương nuôi nhiều giống cá nước ngọt, phục vụ bà con nông dân không chỉ trong tỉnh mà các tỉnh bạn.
Có thể bạn quan tâm

Xã An Phước (huyện Long Thành, Đồng Nai) ngoài nổi danh với trái mận, còn có thêm một loại trái cây đặc sản khác là trái dâu. Dâu An Phước trái to, mẩy, khi chín màu vàng nhạt và có vị chua dôn dốt khó quên.

Ông Dương Văn Liệu, Chủ tịch UBND xã Trường Long Hòa cho biết: Với mức giá này người trồng sẽ thu được lợi nhuận từ 60 triệu đến 80 triệu đồng/ha. Tuy nhiên, để từng bước khắc phục tình trạng dưa hấu được mùa mất giá, ông Liệu cho biết, xã sẽ vận động nông dân chuyển đổi sang một số loại cây trồng khác; khuyến cáo nông dân chỉ duy trì khoảng 200 ha trồng dưa hấu trên địa bàn.

Yên Bái là một tỉnh miền núi có điều kiện khí hậu, đất đai phù hợp phát triển các loại cây ăn quả có múi, đặc biệt là cây cam. Tuy nhiên, hiện nay, đại đa số các vùng trồng cây ăn quả có múi một thời nổi tiếng như: cam Văn Chấn, bưởi Khả Lĩnh, Đại Minh và cam sành Lục Yên đang ngày càng giảm sút về năng suất, chất lượng và thu hẹp về diện tích. Một trong những nguyên nhân dẫn đến sự giảm sút về năng suất và chất lượng sản phẩm của hàng loạt các loại cây ăn quả có múi là vì bị sâu bệnh phá hoại. Có một loại bệnh rất phổ biến hiện nay chính là bệnh vàng lá Greening do rầy chổng cánh gây nên. Đây là hiện tượng xảy ra phổ biến ở các vùng trồng cam, quýt trên địa bàn tỉnh Yên Bái, đặc biệt là tại huyện Lục Yên. Thời kỳ cao điểm, Lục Yên có diện tích trồng cam lên tới 300ha ở hầu hết các xã, nhiều nhất là Tân Lĩnh, Minh Chuẩn, Mường Lai, thị trấn Yên Thế... Từ năm 2005, diện tích trồng cam đã bị thu hẹp đáng kể. Theo số liệu thống kê của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện, từ năm 2007 đến nay, mỗi

Từ đầu tháng 4 đến nay, cả tư thương và nông dân xã Bản Lầu, huyện Mường Khương (Lào Cai) như “ngồi trên đống lửa” vì dứa đã đến cuối kỳ thu hoạch, nhưng thương lái bỗng dừng việc thu mua, vận chuyển.

Từ nguồn kinh phí của Trung tâm Khuyến nông và Khuyến ngư tỉnh Đồng Tháp hỗ trợ, sự phối hợp của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trạm Khuyến nông, Hội Làm vườn huyện Lấp Vò triển khai thực hiện mô hình sản xuất xoài an toàn xã Định Yên với qui 5ha của 6 hộ dân thuộc ấp An Khương.