Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nỗi niềm người nuôi tôm công nghiệp!

Nỗi niềm người nuôi tôm công nghiệp!
Ngày đăng: 19/06/2015

Thực tế đó đặt người nuôi tôm công nghiệp (NTCN) trên địa bàn huyện vào thế tiến thoái lưỡng nan, cá biệt có khá nhiều hộ thua lỗ liên tục nhiều năm liền, nợ nần chồng chất…

Nuôi càng nhiều, lỗ càng đậm

Cách đây 5 năm, tháp tùng cùng đoàn làm việc của Tỉnh ủy Cà Mau tham quan mô hình NTCN của Tổ hợp tác (THT) NTCN tại ấp Tân Long xã Tân Duyệt, chúng tôi rất phấn khởi về hiệu quả kinh tế từ mô hình mang lại. Ngày ấy, các thành viên chỉ mới nuôi thử nghiệm, diện tích nhỏ, nhưng lợi nhuận cao. Nay có dịp trở lại, THT đã được nâng lên thành hợp tác xã (HTX) NTCN ấp Tân Long, với thành viên nhiều hơn, diện tích lớn hơn, song nỗi buồn hiện rõ trên gương mặt mỗi thành viên HTX, bởi với tình hình giá cả, dịch bệnh như hiện nay, người NTCN lợi nhuận không là bao, thua lỗ, nợ nần thì nhiều.

Ông Lâm Văn Khiếm, Giám đốc HTX NTCN ấp Tân Long, xã Tân Duyệt: “Trước đây, người NTCN nuôi ít lãi nhiều, nay nuôi nhiều thì thua lỗ càng đậm. Năm 2010, HTX NTCN ấp Tân Long được thành lập, với 84 thành viên, diện tích trên 84ha. Đến nay, số lượng thành viên chỉ còn 29, với 27ha, trong đó có trên 50% diện tích ao đầm “treo”… Thực trạng này nhiều lúc đẩy người NTCN vào bế tắc. Bản thân tôi do nuôi không hiệu quả kéo dài hai năm liền, thua lỗ trên 2 tỷ đồng”.

Ông Ba Dũng, thành viên HTX Đoàn Kết, xã Tân Duyệt: Từ trước đến nay, chúng tôi nghe nói rất nhiều về liên kết 4 nhà trong sản xuất. Tuy nhiên, trên thực tế, sự phối hợp giữa “4 nhà” trong phát triển kinh tế đã qua chưa chặt chẽ và đồng bộ. Việc xây dựng chuỗi giá trị hàng hóa từ sản xuất đến tiêu thụ còn hạn chế, giữa các nhà thật sự có những khoảng cách lớn. Tình hình NTCN gần đây rất tệ, dịch bệnh trên tôm liên tục xảy ra, song “nhà khoa học” vẫn chưa giúp dân cải thiện tình hình; giá tôm cũng thế “nhà doanh nghiệp” có lãi, nhưng dân thì lỗ lã. Đến khi cần vốn, chúng tôi tìm đến nhà đầu tư (ngân hàng), ngân hàng “ngán” nên từ chối cho dân vay tiền NTCN. Cảm giác của chúng tôi lúc này như “những đứa con bị bỏ giữa chợ”, không biết tìm ai cầu cứu.

Ông Nguyễn Văn Út, Tổ trưởng THT NTCN bằng chế phẩm sinh học, ấp Tân Phú, xã Tân Trung: Với tình hình giá cả tôm nguyên liệu thấp như hiện nay, trong khi chi phí điện tăng, giá vật tư nông nghiệp, con giống tăng theo, người NTCN bằng chế phẩm sinh học như chúng tôi lãi ít, có khi huề vốn thì người NTCN theo phương thức nuôi truyền thống sẽ khó có đường lời, chưa tính đến trường hợp rủi ro”.

Ông Lâm Văn Khiếm, Giám đốc HTX nuôi tôm công nghiệp ấp Tân Long, xã Tân Duyệt, thẳng thắn bày tỏ những khó khăn, vướng mắc người nuôi tôm đang gặp phải với Đoàn công tác của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cà Mau.

Xở gỡ cho người nuôi tôm công nghiệp

Trước thực tế giá cả tôm nguyên liệu sụt giảm mạnh, cùng với dịch bệnh, thiếu vốn tái đầu tư và tâm lý “sợ” thất bại… đã dẫn đến tình trạng nhiều hộ NTCN trên địa bàn Đầm Dơi chọn cách treo đầm. Diện tích đầm “treo” sẽ nuôi con gì cho phù hợp là nỗi trăn trở của rất nhiều hộ dân NTCN hiện nay và đây cũng là vấn đề đặt ra để các ngành chức năng vào cuộc giúp dân, trong chuyển đổi cây trồng vật nuôi phù hợp.

Theo ông Nguyễn Hữu Thạch, nông dân ấp Tân Lợi A, xã Tạ An Khương Nam: Diện tích NTCN trên địa bàn huyện ngày càng tăng, tuy nhiên hiệu quả chưa như mong đợi. Nhiều hộ dân đã phải đầu tư vài chục đến hàng trăm triệu đồng để cải tạo ao đầm, sau nhiều đợt nuôi thất bại, dân sợ lỗ nên không dám tiếp tục tái đầu tư, nếu bỏ trắng thì không cam. Nguyện vọng của bà con hiện nay là mong các ngành chức năng vào cuộc: Quản lý chất lượng giống đầu vào; chất lượng vật tư nông nghiệp; can thiệp nâng cao giá tôm nguyên liệu; hỗ trợ vốn, kỹ thuật, khuyến cáo lịch thời vụ nuôi; xử lý nghiêm tình trạng xã nước thải ô nhiễm ra môi trường nhằm nâng cao lợi nhuận cho nhân dân…”.

Ông Nguyễn Quốc Thống, Trưởng Phòng Nông nghiệp huyện Đầm Dơi: Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn huyện có 150ha diện tích ao, đầm tôm công nghiệp bỏ trống. Nguyên nhân là do dịch bệnh trên tôm thường xuyên xảy ra, tôm nuôi không đạt hiệu quả, người dân thua lỗ kéo dài, không còn vốn tái sản xuất. Trước tình hình đó, Phòng Nông nghiệp huyện tham mưu với UBND huyện đề ra giải pháp phù hợp cho lộ trình sản xuất của bà con, nhất là hộ bỏ đầm tôm công nghiệp.

Một số biện pháp đặt ra là thay thế vật nuôi mới trên ao tôm công nghiệp: Nuôi cá bớp công nghiệp (đã tham quan mô hình tại Bạc Liêu), cá kèo, cá chẽm, sò huyết… nhằm tận dụng ao đầm bỏ trống, tái sản xuất, mang lại thu nhập cho nhân dân, mặt khác còn góp phần cải tạo ao đầm tốt hơn”.

Mong rằng với những giải pháp phù hợp, cùng với sự vào cuộc của các ngành chức năng sẽ góp phần “xoay chuyển tình thế”, mở ra hướng đi tích cực giúp người NTCN ở Đầm Dơi nói riêng và người NTCN trong tỉnh nói chung an tâm sản xuất, nâng cao thu nhập, góp phần vào thành tựu phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh.


Có thể bạn quan tâm

Cây keo lai dễ trồng, hiệu quả cao Cây keo lai dễ trồng, hiệu quả cao

Cây keo lai rất dễ trồng, nhưng hiệu quả mang lại rất cao. Một chu kỳ trồng keo lai chỉ mất 5 năm, nhưng trữ lượng đạt khoảng 300m3/ha. Gỗ của keo lai thẳng, màu vàng có vân, có giác lõi phân biệt, gỗ có tác dụng nhiều mặt.

30/07/2015
Ngân hàng bò sữa của gã chăn bò Ngân hàng bò sữa của gã chăn bò

Với số vốn lận lưng ban đầu chỉ một con bò sữa, sau hơn 10 năm chăn bò, anh Nguyễn Thanh Phong (SN 1981, ở xã An Vĩnh Ngãi, Long An) đã trở thành tỷ phú và thành lập “ngân hàng bò” hỗ trợ thanh niên địa phương lập nghiệp.

30/07/2015
Lựa chọn giống sắn cho năng suất cao tại vùng Tây Nguyên Lựa chọn giống sắn cho năng suất cao tại vùng Tây Nguyên

Các tỉnh Tây Nguyên đã phối hợp với Viện khoa học kỹ thuật nông nghiệp miền Nam, Viện khoa học kỹ thuật nông nghiệp duyên hải Nam Trung bộ xác định một số giống sắn mới, có năng suất cao, cùng khả năng chống chịu tốt với điều kiện hạn hán, để trồng đại trà ở Tây Nguyên.

30/07/2015
Kẻ xấu nhổ cà phê mới trồng, phun thuốc diệt cỏ giết chết hoa màu Kẻ xấu nhổ cà phê mới trồng, phun thuốc diệt cỏ giết chết hoa màu

Vừa qua, nhiều hộ dân ở xã Quảng Sơn (huyện Đắk G’long, Đắk Nông) đã bị khoảng 10 đối tượng từ vùng khác tới hành hung, phá hoại hoa màu trồng trên nương rẫy gây bức xúc và lo lắng trong nhân dân địa phương.

30/07/2015
Phòng trừ bệnh bạc lá và đốm sọc vi khuẩn trên cây lúa Phòng trừ bệnh bạc lá và đốm sọc vi khuẩn trên cây lúa

Vi khuẩn gây bệnh bạc lá và bệnh đốm sọc phát sinh phát triển trong điều kiện nhiệt độ 26 - 31 độ C và ẩm độ 80 - 90%, bệnh thường gây hại nặng vào giai đoạn lúa đòng - trỗ.

30/07/2015