Nỗi lo tụt hậu so với Lào, Campuchia

Song, nếu không thay đổi kịp thời chắc chắn Việt Nam sẽ bị tụt hậu so với các nước, trong đó có cả Lào, Campuchia.
Bằng chứng của nguy cơ tụt hậu được cản báo rõ nét khi GDP bình quân của người Việt Nam năm 2014 đạt 2.052 USD, gấp 21 lần so với năm 1990.
Tuy nhiên, với mức GDP này, Việt Nam chỉ tương đương GDP của Malaysia năm 1988, Thái Lan năm 1993, Indonesia 2008 và Philippines năm 2010. Xét về góc độ GDP bình quân đầu người, Việt Nam đi sau Hàn Quốc khoảng 30 – 35 năm, sau Malaysia 25 năm, Thái Lan là 20 năm.
Về môi trường kinh doanh, Việt Nam đang đứng trong top 4 cuối bảng của Asean bao gồm: Việt Nam, Lào, Campuchia, Myanmar. Thực tế thấy rõ, nếu nhìn ở các góc độ phát triển kinh tế thì Việt Nam đang thua hẳn các nước khác trong khu vực.
Đơn cử, Việt Nam khởi xướng ngành công nghiệp ô tô cách đây 20 năm cùng với thời điểm của Thái Lan. Kết quả, Thái Lan đã cho xuất xưởng những sản phẩm chính hiệu được thị trường tin dùng. Còn Việt Nam, đến thời điểm này vẫn đang loay hoay tìm giải pháp phát triển công nghiệp hỗ trợ.
Đến một ngành nông nghiệp chủ lực như lúa gạo đầy tiềm năng phát triển vậy mà mấy chục năm tập trung cho ngành này song đến nay gạo Việt Nam chưa thể dành vị trí “quán quân” trên thị trường quốc tế.
Nguy hiểm hơn cả, hiện gạo Việt đang đứng trước nguy cơ thua gạo Campuchia về chất lượng.
Điểm yếu trong kinh tế của Việt Nam nằm ở chỗ, Việt Nam chỉ biết so sánh với chính mình mà không biết nhìn vào với các nước trong khu vực.
Chính vì vậy mà điệp khúc, tăng trưởng năm nay cao hơn năm trước, chỉ số phát triển công nghiệp tăng cao so với quý trước, thu nhập cải thiện đáng kể so với cùng kỳ,… liên tục được lặp đi lặp lại.
Nhìn vào nền kinh tế Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch đầu tư thừa nhận, nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng cao chủ yếu phụ thuộc vào vốn đầu tư nước ngoài, lao động giá rẻ, nguồn tài nguyên dồi dào chứ không phải hướng phát triển bền vững dựa vào chất lượng sản phẩm tốt, năng suất lao động cao, công nghệ hiện đại.
Hội nhập là cạnh tranh, vì vậy chỉ quyết tâm đàm phán các hiệp định thương mại để hội nhập bằng mọi cách nhưng không nâng cao năng lực cạnh tranh xem như thất bại.
Tại “Diễn đàn kinh tế mùa thu” mới đây, nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, cần tìm ra giải pháp phát triển kinh tế kịp thời nếu muốn thu hẹp khoảng cách với các nước
. Vấn đề đặt ra hiện nay, phải tháo gỡ các “nút thắt” nhằm tạo dựng môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng, tiên tiến. Đặc biệt là đề cao, phát triển và xây dựng tốt kinh tế tư nhân - một trong những thành phần kinh tế có vai trò chủ đạo.
Có thể bạn quan tâm

6.000 tấn bán sang Trung Quốc mỗi ngày như hiện tại (riêng cửa khẩu Tân Thanh - Lạng Sơn) thì chỉ hơn tuần nữa dưa hấu lại khan hiếm.

Năm 2000, sau khi được hướng dẫn kỹ thuật về cách ươm cây giâm hom cộng với việc nhận thấy nhu cầu mua cây con rất cao, ông Trần Ngọc Nên (thôn 5, xã Nghĩa Lâm, Tư Nghĩa) quyết định đầu tư vào vườn ươm cây giâm hom mà chủ yếu là cây keo lai.

Các doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản cũng như nông dân Bắc Ninh đang tích cực chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho vụ nuôi trồng thủy sản xuân hè 2014, phấn đấu hoàn thành mục tiêu nuôi trồng 5.480ha, sản lượng thủy sản đạt 35.500 tấn, sản xuất 225 triệu con giống các loại và giá trị sản xuất đạt 920 tỷ đồng trong năm 2014.

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 67/2014/NĐ-CP về một số chính sách phát triển thủy sản. Theo đó, ngư dân, doanh nghiệp muốn đóng mới hay nâng cấp tàu được vay ngân hàng tối đa 95% tổng giá trị đầu tư đóng mới, nâng cấp; thời hạn vay 11 năm; lãi suất chủ tàu phải trả thấp nhất là 1%/năm và cao nhất là 3%/năm.

Trong những năm kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ cứu nước, đường Trường Sơn sáng ngời tinh thần yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, ý chí vì màu xanh hòa bình cho quê hương của lực lượng TNXP.