Nỗi lo tụt hậu so với Lào, Campuchia

Song, nếu không thay đổi kịp thời chắc chắn Việt Nam sẽ bị tụt hậu so với các nước, trong đó có cả Lào, Campuchia.
Bằng chứng của nguy cơ tụt hậu được cản báo rõ nét khi GDP bình quân của người Việt Nam năm 2014 đạt 2.052 USD, gấp 21 lần so với năm 1990.
Tuy nhiên, với mức GDP này, Việt Nam chỉ tương đương GDP của Malaysia năm 1988, Thái Lan năm 1993, Indonesia 2008 và Philippines năm 2010. Xét về góc độ GDP bình quân đầu người, Việt Nam đi sau Hàn Quốc khoảng 30 – 35 năm, sau Malaysia 25 năm, Thái Lan là 20 năm.
Về môi trường kinh doanh, Việt Nam đang đứng trong top 4 cuối bảng của Asean bao gồm: Việt Nam, Lào, Campuchia, Myanmar. Thực tế thấy rõ, nếu nhìn ở các góc độ phát triển kinh tế thì Việt Nam đang thua hẳn các nước khác trong khu vực.
Đơn cử, Việt Nam khởi xướng ngành công nghiệp ô tô cách đây 20 năm cùng với thời điểm của Thái Lan. Kết quả, Thái Lan đã cho xuất xưởng những sản phẩm chính hiệu được thị trường tin dùng. Còn Việt Nam, đến thời điểm này vẫn đang loay hoay tìm giải pháp phát triển công nghiệp hỗ trợ.
Đến một ngành nông nghiệp chủ lực như lúa gạo đầy tiềm năng phát triển vậy mà mấy chục năm tập trung cho ngành này song đến nay gạo Việt Nam chưa thể dành vị trí “quán quân” trên thị trường quốc tế.
Nguy hiểm hơn cả, hiện gạo Việt đang đứng trước nguy cơ thua gạo Campuchia về chất lượng.
Điểm yếu trong kinh tế của Việt Nam nằm ở chỗ, Việt Nam chỉ biết so sánh với chính mình mà không biết nhìn vào với các nước trong khu vực.
Chính vì vậy mà điệp khúc, tăng trưởng năm nay cao hơn năm trước, chỉ số phát triển công nghiệp tăng cao so với quý trước, thu nhập cải thiện đáng kể so với cùng kỳ,… liên tục được lặp đi lặp lại.
Nhìn vào nền kinh tế Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch đầu tư thừa nhận, nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng cao chủ yếu phụ thuộc vào vốn đầu tư nước ngoài, lao động giá rẻ, nguồn tài nguyên dồi dào chứ không phải hướng phát triển bền vững dựa vào chất lượng sản phẩm tốt, năng suất lao động cao, công nghệ hiện đại.
Hội nhập là cạnh tranh, vì vậy chỉ quyết tâm đàm phán các hiệp định thương mại để hội nhập bằng mọi cách nhưng không nâng cao năng lực cạnh tranh xem như thất bại.
Tại “Diễn đàn kinh tế mùa thu” mới đây, nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, cần tìm ra giải pháp phát triển kinh tế kịp thời nếu muốn thu hẹp khoảng cách với các nước
. Vấn đề đặt ra hiện nay, phải tháo gỡ các “nút thắt” nhằm tạo dựng môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng, tiên tiến. Đặc biệt là đề cao, phát triển và xây dựng tốt kinh tế tư nhân - một trong những thành phần kinh tế có vai trò chủ đạo.
Có thể bạn quan tâm

Cá tra Việt Nam mặc dù đang chiếm hơn 90% thị phần xuất khẩu cá tra thế giới nhưng từ 5 năm nay, ngành này liên tục gặp khó khăn: Sản lượng sút giảm, nhiều doanh nghiệp phá sản, nông dân “treo” ao...

Ngày 26-12, ông Trần Nguyễn Hồ, chủ trang trại nuôi cút Nguyễn Hồ, xã Long An, huyện Châu Thành (Tiền Giang) cho biết, trang trại của ông vừa phối hợp với Công ty cổ phần Rau quả Tiền Giang xuất sang Nhật Bản 1,2 triệu trứng cút đóng lon, với giá cao hơn thị trường Việt Nam khoảng 30%.

Phát triển thủy sản có vai trò quan trọng đối với sản xuất nông nghiệp của tỉnh Lào Cai. Đánh giá đúng vai trò của phát triển thủy sản, thời gian qua, ngành nông nghiệp đã đầu tư cơ sở vật chất nghiên cứu, chọn tạo và sản xuất khảo nghiệm một số giống cá chất lượng cao. Đi vào thực tế sản xuất hàng hóa, người nuôi thủy sản đã đón nhận một cách hồ hởi, hiệu quả bước đầu được xác định là có tiềm năng lớn.

Luôn giữ ẩm cho luống mạ, tuyệt đối không để mạ bị khô hạn. Nếu nhiệt độ xuống dưới 15 độ C, ban đêm đưa nước vào ruộng ngập 1/3-1/2 cây mạ, để giữ ấm chân mạ, ban ngày tháo nước ra.

Với năng suất đạt từ 2 tấn/công trở lên, bán tại ruộng khoảng 4.500 đồng/kg, sau khi trừ chi phí người trồng khoai còn lời 7,5 triệu đồng. Đó là hạch toán của người trồng khoai lang ở một số xã của huyện Tịnh Biên và Tri Tôn (An Giang). Đồng bào Khmer còn thông tin với nhau, năm nay, khoai lang Bảy Núi được mùa nhờ có bạn hàng “ăn vô” và họ “xuất khẩu” sang Takeo, Phnom Penh (Campuchia).