Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nỗi lo tụt hậu so với Lào, Campuchia

Nỗi lo tụt hậu so với Lào, Campuchia
Ngày đăng: 03/10/2015

Song,  nếu không thay đổi kịp thời chắc chắn Việt Nam sẽ bị tụt hậu so với các nước, trong đó có cả Lào, Campuchia.

Bằng chứng của nguy cơ tụt hậu được cản báo rõ nét khi GDP bình quân của người Việt Nam năm 2014 đạt 2.052 USD, gấp 21 lần so với năm 1990.

Tuy nhiên, với mức GDP này, Việt Nam chỉ tương đương GDP của Malaysia năm 1988, Thái Lan năm 1993, Indonesia 2008 và Philippines năm 2010. Xét về góc độ GDP bình quân đầu người, Việt Nam đi sau Hàn Quốc khoảng 30 – 35 năm, sau Malaysia 25 năm, Thái Lan là 20 năm.

Về môi trường kinh doanh, Việt Nam đang đứng trong top 4 cuối bảng của Asean bao gồm: Việt Nam, Lào, Campuchia, Myanmar. Thực tế thấy rõ, nếu nhìn ở các góc độ phát triển kinh tế thì Việt Nam đang thua hẳn các nước khác trong khu vực.

Đơn cử, Việt Nam khởi xướng ngành công nghiệp ô tô cách đây 20 năm cùng với thời điểm của Thái Lan. Kết quả, Thái Lan đã cho xuất xưởng những sản phẩm chính hiệu được thị trường tin dùng. Còn Việt Nam, đến thời điểm này vẫn đang loay hoay tìm giải pháp phát triển công nghiệp hỗ trợ.

Đến một ngành nông nghiệp chủ lực như lúa gạo đầy tiềm năng phát triển vậy mà mấy chục năm tập trung cho ngành này song đến nay gạo Việt Nam chưa thể dành vị trí “quán quân” trên thị trường quốc tế.

Nguy hiểm hơn cả, hiện gạo Việt  đang đứng trước nguy cơ thua gạo Campuchia về chất lượng.

Điểm yếu trong kinh tế của Việt Nam nằm ở chỗ, Việt Nam chỉ biết so sánh với chính mình mà không biết nhìn vào với các nước trong khu vực.

Chính vì vậy mà điệp khúc, tăng trưởng năm nay cao hơn năm trước, chỉ số phát triển công nghiệp tăng cao so với quý trước, thu nhập cải thiện đáng kể so với cùng kỳ,… liên tục được lặp đi lặp lại.

Nhìn vào nền kinh tế Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch đầu tư thừa nhận, nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng cao chủ yếu phụ thuộc vào vốn đầu tư nước ngoài, lao động giá rẻ, nguồn tài nguyên dồi dào chứ không phải hướng phát triển bền vững dựa vào chất lượng sản phẩm tốt, năng suất lao động cao, công nghệ hiện đại.

Hội nhập là cạnh tranh, vì vậy chỉ quyết tâm đàm phán các hiệp định thương mại để hội nhập bằng mọi cách nhưng không nâng cao năng lực cạnh tranh xem như thất bại.

Tại “Diễn đàn kinh tế mùa thu” mới đây, nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, cần tìm ra giải pháp phát triển kinh tế kịp thời nếu muốn thu hẹp khoảng cách với các nước

. Vấn đề đặt ra hiện nay, phải tháo gỡ các “nút thắt” nhằm tạo dựng môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng, tiên tiến. Đặc biệt là đề cao, phát triển và xây dựng tốt kinh tế tư nhân - một trong những thành phần kinh tế có vai trò chủ đạo.  


Có thể bạn quan tâm

Giúp Người Trồng Rau VietGAP Phát Triển Bền Vững Giúp Người Trồng Rau VietGAP Phát Triển Bền Vững

Chiều 9.6, Phó Chủ tịch thường trực T.Ư Hội NDVN Hà Phúc Mịch đi thăm mô hình trồng quýt của anh Trần Văn Bảo ở ấp 8, xã Tấn Thành, thị xã Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước.

11/06/2012
“Mở Cửa” Cho Tôm Thẻ Chân Trắng “Mở Cửa” Cho Tôm Thẻ Chân Trắng

Bộ NNPTNT vừa có văn bản đề nghị Bộ TNMT xem xét, đưa tôm thẻ chân trắng (TTCT) ra khỏi danh mục loài ngoại lai có nguy cơ xâm hại. Lý do là nếu giữ TTCT trong danh mục đó sẽ ảnh hưởng đến tình hình phát triển sản xuất và xuất khẩu loại thủy sản này

16/08/2011
Thương Lái Trung Quốc Tranh Mua Khóm Thương Lái Trung Quốc Tranh Mua Khóm

Sau dừa, khoai lang, cua..., các thương nhân Trung Quốc (TQ) đã đến vùng nguyên liệu ở ĐBSCL đặt trạm và trực tiếp mua khóm (dứa) của nông dân với giá cao. Họ còn tới tận ruộng khóm xem xét và gợi ý sẽ “cung cấp thuốc” để nông dân xử lý cho trái thật to!

11/06/2012
Người Bị Tiểu Đường Nên Ăn Trái Cóc Người Bị Tiểu Đường Nên Ăn Trái Cóc

Trái cóc là một loại quả có nhiều ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Ngoài việc trái cóc dùng để ăn (có vị ngọt và hơi chua, rất dễ ăn), lá cóc còn dùng để nấu canh chua - món ăn dân dã được nhiều người ưa chuộng

19/02/2011
Thu Nhập Ổn Định Nhờ Nghề Nuôi Yến Ở Bình Dương Thu Nhập Ổn Định Nhờ Nghề Nuôi Yến Ở Bình Dương

Lâu nay, nghề nuôi yến chủ yếu phát triển mạnh ở các vùng ven biển miền Trung, nhất là tỉnh Khánh Hòa, bởi nơi đây hội tụ nhiều điều kiện thuận lợi để nghề này phát huy hiệu quả cao. Những năm gần đây, nghề nuôi yến bắt đầu phát triển tại các tỉnh miền Đông Nam bộ. Tại Dầu Tiếng (Bình Dương), nghề nuôi yến được bà con nông dân thử nghiệm thành công, trong đó mô hình nuôi yến tại nhà của bà Vũ Thị Tuất, ngụ ấp Tân Phú, xã Minh Tân là một điển hình.

19/05/2012