Nỗi Lo Từ Nghề Lưới Lừ

Khai thác thủy sản bằng lưới lừ không mang tính chất huy diệt như giả cào, xung điện nhưng lại làm cho nguồn lợi thủy sản suy giảm một cách nghiêm trọng. Vấn đề này đã và đang trở thành mối lo ngại của chính quyền địa phương.
Bên cạnh những loại nghề như nò, sáo, chuôm… thì nghề lưới lừ thu hút nhiều ngư dân tham gia nhất khi toàn huyện có 60.813 cheo lừ, tập trung nhiều nhất ở xã Quảng Lợi (20.283 cheo lừ) và Quảng Phước - Thừa Thiên Huế(13.000 cheo lừ), các xã còn lại mỗi xã từ 2.000 đến 10.600 cheo lừ.
Được ngư dân đưa vào sử dụng để khai thác thủy sản ở đầm phá từ năm 2005, ban đầu lừ lưới chỉ phát triển ở quy mô nhỏ với 30 hộ, nhưng đến nay, số hộ sử dụng lưới lừ lên đến 1.575 hộ.
Tại xã Quảng Lợi, hơn 20 ngàn cheo lừ của 420 hộ tập trung chủ yếu ở các thôn Hà Công, Cư Lạc, Ngư Mỹ Thành. Phần lớn các hộ đang sử dụng loại mặt lưới nhỏ dưới 4mm. Loại mắt lưới nhỏ này sẽ tận thu tất cả những loại tôm cá dù nhỏ nhất trên phá Tam Giang.
Theo ông Trần Dũng - một ngư dân chuyên đánh bắt bằng nghề lừ xếp ở thôn Ngư Mỹ Thạnh: “Đánh bắt lừ xếp có thể bắt được một lúc nhiều loài cá tôm khác nhau nên rất nhiều người chuyển sang nghề này. Vì hiệu quả kinh tế khá cao, hiện nay nhiều ngư dân ở Quảng Lợi đã cải tiến, thay đổi mắt lưới nhỏ hơn 4mm”.
Theo tính toán sơ bộ, với hơn 20 ngàn cheo lừ hoạt động trên phá Tam Giang, mỗi ngày xã Quang Lợi tận thu trên 2 tấn cá, tôm các loại, chưa kể các loại nghề khác cũng đang hoạt đồng khá đều đặn ở khu vực này.
Ông Phan Văn Ty – Chủ tịch chi hội nghề cá Ngư Mỹ Thạnh cho biết: “Chi hội đã khuyến khích vận động hội viên giảm bớt số lượng cheo lừ trên một hộ gia đình, đồng thời cải tiến lại mắt lưới lừ lên 18mm theo quy định của UBND tỉnh. Tuy nhiên, việc vận động cũng chưa có tín hiệu khả quan cũng như chưa có chế tài xử phạt…”.
Xã Quảng Phước có 3 chi hội nghề cá: Phước Lập, Hà Đồ và Mai Dương với 29 trộ nò sáo, 13 trộ chuôm, 13.600 cheo lừ và 2.540 lưới các loại hoạt động trên diện tích 335 ha mặt nước phá Tam Giang.
“Chúng tôi đã nhiều lần họp các chi hội nghề cá triển khai các biện pháp quản lý tình trạng hoạt động khai thác thủy sản bằng lưới lừ và khuyến khích, vận động ngư dân cải tiến mặt lưới lừ theo quy định nhưng đến nay tiến độ vẫn chưa tiến triển”, ông Phan Hùng Sơn – PCT UBND xã Quảng Phước chia sẻ.
Khai thác thủy sản bằng lưới lừ không mang tính chất huy diệt như giả cào, xung điện nhưng lại làm cho nguồn lợi thủy sản suy giảm một cách nghiêm trọng. Vấn đề này đã và đang trở thành mối lo ngại của chính quyền địa phương.
“Tất cả những cheo lừ nay đều có mặt lưới kích cở rất nhỏ, không đúng quy định. Hiện chúng tôi đã và đang triển khai các biện pháp quản lý. Trước tiên vận động ngư dân cải tiến mắt lưới theo quy định cũng như khuyến khích ngư dân chuyển đổi phương tiện khai thác. Về lâu dài, UBND huyện sẽ có chế tài xử phạt đối với những hộ sử dụng lưới lừ sai quy định”, ông Hà Văn Tuấn – PCT UBD huyện Quảng Điền nói.
Có thể bạn quan tâm

Năm 2011, Trung Tâm Khuyến nông tỉnh Vĩnh Long triển khai mô hình “Nuôi gia cầm an toàn sinh học” (ATSH). Mô hình thực hiện theo phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm với qui mô 4.250 con vịt và 1.730 con gà cho 27 hộ nuôi / 3 huyện trong tỉnh là: Long Hồ, Bình Tân và Trà Ôn.

Xây hầm biogas ngoài việc sử dụng chất thải làm nguồn nhiên liệu và bảo vệ môi trường, nhận thức được lợi ích này nhiều người dân chăn nuôi với quy mô lớn ở huyện Mỏ Cày Nam còn sử dụng nước thải từ công trình khí sinh học để tưới ca cao xen trong vườn dừa sẽ tiết giảm được trên 50% phân bón NPK so với đối chứng hiệu quả kinh tế đem lại rất cao

Năm 2004 anh Nguyễn Văn Nhân ở ấp Tân Lễ 2, xã Tân Trung, huyện Mỏ Cày Nam đã tiếp nhận chương trình nuôi gà an toàn sinh học đưa vào nuôi thí nghiệm. Bước đầu gặp không ít khó khăn nhưng anh Nhân luôn tin chắc rằng ở những lần nuôi tiếp theo anh sẽ có nhiều thuận lợi hơn, qua nhiều năm phát triển mô hình nuôi gà thả vườn gia đình anh đã khá hẳn lên.

Quy trình sinh sản nhân tạo tôm Rằn đã được công bố trên các tạp chí thủy sản: số 11 năm 2004; Số tháng 2 năm 2005. TS.Tôn Thất Chất - Trường Đại Học Nông Lâm - Đại Học Huế là chủ nhiệm đề tài sinh sản nhân tạo tôm Rằn cấp tỉnh Thừa Thiên Huế, năm 2004 - 2006

Do hiệu quả vượt trội, mô hình chống rét này hiện đã được nhân rộng tại các vùng nuôi cá bống bớp trên địa bàn huyện Nghĩa Hưng và trên cả tỉnh Nam Định. Ghi nhận của các chuyên gia nuôi trồng thuỷ sản, mô hình này có thể áp dụng với nhiều loài cá nuôi đặc sản nước mặn, lợ khác có khả năng chịu rét kém như vược, song, giò.