Nỗi Lo Từ Nghề Lưới Lừ

Khai thác thủy sản bằng lưới lừ không mang tính chất huy diệt như giả cào, xung điện nhưng lại làm cho nguồn lợi thủy sản suy giảm một cách nghiêm trọng. Vấn đề này đã và đang trở thành mối lo ngại của chính quyền địa phương.
Bên cạnh những loại nghề như nò, sáo, chuôm… thì nghề lưới lừ thu hút nhiều ngư dân tham gia nhất khi toàn huyện có 60.813 cheo lừ, tập trung nhiều nhất ở xã Quảng Lợi (20.283 cheo lừ) và Quảng Phước - Thừa Thiên Huế(13.000 cheo lừ), các xã còn lại mỗi xã từ 2.000 đến 10.600 cheo lừ.
Được ngư dân đưa vào sử dụng để khai thác thủy sản ở đầm phá từ năm 2005, ban đầu lừ lưới chỉ phát triển ở quy mô nhỏ với 30 hộ, nhưng đến nay, số hộ sử dụng lưới lừ lên đến 1.575 hộ.
Tại xã Quảng Lợi, hơn 20 ngàn cheo lừ của 420 hộ tập trung chủ yếu ở các thôn Hà Công, Cư Lạc, Ngư Mỹ Thành. Phần lớn các hộ đang sử dụng loại mặt lưới nhỏ dưới 4mm. Loại mắt lưới nhỏ này sẽ tận thu tất cả những loại tôm cá dù nhỏ nhất trên phá Tam Giang.
Theo ông Trần Dũng - một ngư dân chuyên đánh bắt bằng nghề lừ xếp ở thôn Ngư Mỹ Thạnh: “Đánh bắt lừ xếp có thể bắt được một lúc nhiều loài cá tôm khác nhau nên rất nhiều người chuyển sang nghề này. Vì hiệu quả kinh tế khá cao, hiện nay nhiều ngư dân ở Quảng Lợi đã cải tiến, thay đổi mắt lưới nhỏ hơn 4mm”.
Theo tính toán sơ bộ, với hơn 20 ngàn cheo lừ hoạt động trên phá Tam Giang, mỗi ngày xã Quang Lợi tận thu trên 2 tấn cá, tôm các loại, chưa kể các loại nghề khác cũng đang hoạt đồng khá đều đặn ở khu vực này.
Ông Phan Văn Ty – Chủ tịch chi hội nghề cá Ngư Mỹ Thạnh cho biết: “Chi hội đã khuyến khích vận động hội viên giảm bớt số lượng cheo lừ trên một hộ gia đình, đồng thời cải tiến lại mắt lưới lừ lên 18mm theo quy định của UBND tỉnh. Tuy nhiên, việc vận động cũng chưa có tín hiệu khả quan cũng như chưa có chế tài xử phạt…”.
Xã Quảng Phước có 3 chi hội nghề cá: Phước Lập, Hà Đồ và Mai Dương với 29 trộ nò sáo, 13 trộ chuôm, 13.600 cheo lừ và 2.540 lưới các loại hoạt động trên diện tích 335 ha mặt nước phá Tam Giang.
“Chúng tôi đã nhiều lần họp các chi hội nghề cá triển khai các biện pháp quản lý tình trạng hoạt động khai thác thủy sản bằng lưới lừ và khuyến khích, vận động ngư dân cải tiến mặt lưới lừ theo quy định nhưng đến nay tiến độ vẫn chưa tiến triển”, ông Phan Hùng Sơn – PCT UBND xã Quảng Phước chia sẻ.
Khai thác thủy sản bằng lưới lừ không mang tính chất huy diệt như giả cào, xung điện nhưng lại làm cho nguồn lợi thủy sản suy giảm một cách nghiêm trọng. Vấn đề này đã và đang trở thành mối lo ngại của chính quyền địa phương.
“Tất cả những cheo lừ nay đều có mặt lưới kích cở rất nhỏ, không đúng quy định. Hiện chúng tôi đã và đang triển khai các biện pháp quản lý. Trước tiên vận động ngư dân cải tiến mắt lưới theo quy định cũng như khuyến khích ngư dân chuyển đổi phương tiện khai thác. Về lâu dài, UBND huyện sẽ có chế tài xử phạt đối với những hộ sử dụng lưới lừ sai quy định”, ông Hà Văn Tuấn – PCT UBD huyện Quảng Điền nói.
Có thể bạn quan tâm

Với mong muốn giành được mùa vàng bội thu, khi không khí xuân đang tràn ngập trên khắp đường làng, ngõ xóm và trong mỗi gia đình thì trên khắp các cánh đồng những ngày cuối năm Giáp Ngọ, nhiều bà con nông dân trong tỉnh vẫn nô nức “trảy hội” xuống đồng. Nơi thì khẩn trương thu hoạch nốt diện tích cây vụ đông, nơi thì tích cực san phẳng ruộng, chăm sóc mạ, nơi lại đang khẩn trương gieo cấy lúa xuân. Không khí lao động thật nhộn nhịp.

Thời gian qua, nhiều người nông dân (ND) ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã bỏ công nghiên cứu, sáng tạo ra nhiều loại nông sản “độc”, lạ để bán trong dịp Tết Nguyên đán. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau, những “nhà khoa học chân đất” này đã gặp không ít trở ngại về bản quyền.

Tại hội thảo, một số nhà khoa học đánh giá cao dự án phát triển cây mắc ca tại Tây Nguyên song cho rằng cần phải hết sức “bình tĩnh” khi phát triển loại cây này. Theo giáo sư Hoàng Hòe, người đầu tiên đề xuất trồng cây mắc ca, thế giới đã phát triển cây mắc ca trong 50 năm qua với 10 nước tham gia nhưng đến nay, diện tích chỉ đạt khoảng 80.000 ha.

Những ngày cuối năm, nông dân làng rau Trà Quế (xã Cẩm Hà, TP. Hội An, Quảng Nam) tất bật chăm bón rau màu chuẩn bị thu hoạch cung ứng cho thị trường vào dịp tết. Trung bình mỗi ngày làng rau này xuất bán 2 tấn rau các loại cho các chợ và siêu thị lớn tại miền Trung.

Bộ NNPTNT và ngành chức năng đã chính thức cho phép đưa cây trồng biến đổi gen vào sản xuất tại Việt Nam bắt đầu từ năm 2015. Đây là cơ hội mới cho ngành nông nghiệp, nông dân tăng sản lượng, hạn chế sâu bệnh trên các cây trồng, đặc biệt là ngô. Từ số báo này, trên số ra thứ 5 hàng tuần, Báo NTNN mở chuyên mục “Nông dân với cây trồng biến đối gen” nhằm cung cấp mọi khía cạnh về loại cây này đến với bạn đọc, bà con nông dân.