Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nỗi lo trước mùa vụ

Nỗi lo trước mùa vụ
Ngày đăng: 01/12/2015

Suốt 3 tháng nay, chờ hoài mà chẳng thấy lũ xuất hiện, vì thế chắc chắn trong thời gian tới chuột sẽ hoành hành dữ dội.

Nhằm giảm thiểu thiệt hại, mấy ngày qua cả nhà tui phải hì hục đào phá hàng chục cái hang trên các bờ ruộng để tiêu diệt chuột”.

Theo lời anh Sáu, năm ngoái không có lụt lớn nên 2 mùa lúa gần đây chuột sinh sôi nảy nở rất nhiều và gây hại với mức độ ngày càng nghiêm trọng.

“Chú Tư biết không, do toàn bộ 5 sào lúa của tui đều nằm sát vùng gò đồi, trong khi đó tui lại chủ quan không thực hiện các biện pháp tiêu diệt chuột nên vụ đông xuân 2014 - 2015 và hè thu vừa qua ruộng lúa liên tục bị nó cắn phá từ khi cây mạ mới lên xanh cho đến lúc chín.

Vì vậy, năng suất bình quân 1 sào chỉ đạt 260kg khô, giảm 60kg so với những mùa trước.

Bây giờ, nếu tiếp tục lơ là thì vụ lúa sắp tới sẽ lại khổ vì chuột” – anh Sáu Châu Thủy nói.

Xế chiều, trên đường về, Tư Ruộng tranh thủ ghé thăm vợ chồng chị Ba Lang Châu ở xã Duy Phước, huyện Duy Xuyên.

Vừa nghe Tư tôi hỏi về hiệu quả của mô hình trồng rau dền đỏ và mồng tơi chuyên canh trên cánh đồng Bà Thụ, chị Ba liền chậc lưỡi: “Mùa mưa năm 2014, chờ mòn mỏi nhưng chẳng thấy ông trời ban cho trận lụt.

Không có lụt, đất không có phù sa nên suốt cả năm nay rau mồng tơi, dền đỏ sinh trưởng và phát triển rất tệ, dù rằng tui đã tăng cường thêm một lượng phân bón khá lớn.

Thời gian qua, tuy giá bán sản phẩm vẫn giữ ở mức ổn định nhưng do sản lượng rau thu hoạch giảm 20 - 25% so với những mùa trước nên năm 2015 này gia đình tui mất khoảng 6 triệu đồng tiền lãi từ 4 sào đất chuyên canh 2 loại rau ấy.

Giữa tháng 9 dương lịch đến nay, ngóng mãi mà cũng không thấy lũ về, rồi đây tui và người dân trong vùng nhiều khả năng sẽ lại ôm nỗi buồn vì sản lượng rau màu đạt thấp do thiếu phù sa”.

Khi tối, trò chuyện với Tư Ruộng, anh Hai Trồng Trọt cho biết, bên cạnh việc triển khai sản xuất 9.000ha đậu phụng, 6.000ha bắp và hơn 10.000ha rau màu các loại thì đông xuân 2015 - 2016 nông dân Quảng Nam mình sẽ tiến hành gieo sạ 42.500ha lúa.

Theo anh Hai, do ảnh hưởng của hiện tượng El Nino nên thời gian đến rất khó có khả năng xuất hiện lũ lớn.

Chính vì vậy, ngoài nỗi lo cây trồng phát triển kém do đồng ruộng không được bồi đắp thêm những lớp phù sa mới thì trong vụ đông xuân sắp tới chuột sẽ là đối tượng gây hại nặng cho cây lúa và nhiều loại hoa màu khác.

Anh Hai Trồng Trọt nói: “Theo lịch thời vụ do ngành nông nghiệp đưa ra thì thời gian xuống giống số diện tích lúa tui vừa nêu sẽ bắt đầu từ ngày 15.12.2015 và kết thúc vào 5.1.2016.

Để hạn chế thiệt hại, ngay từ bây giờ những đơn vị liên quan và chính quyền các địa phương cần khẩn trương huy động nhân dân trên địa bàn toàn tỉnh ra quân tiêu diệt chuột bằng nhiều biện pháp.

Trong đó, phải đặc biệt lưu ý ở những khu vực gò cao, ven làng, ven bờ, vì thời điểm này chuột thường sống tập trung tại các nơi ấy.

Chú Tư mi để mà coi, nếu nơi nào chủ quan không lo diệt chuột trước khi bắt tay vào việc sản xuất thì chắc chắn sẽ đối mặt với nguy cơ mất mùa nghiêm trọng vì sự tác oai tác quái của lũ chuột”.


Có thể bạn quan tâm

Mô hình trồng đậu phụng xen mì cho năng suất, hiệu quả cao Mô hình trồng đậu phụng xen mì cho năng suất, hiệu quả cao

Ngày 24.4, Hội Làm vườn tỉnh Bình Định phối hợp với UBND xã Cát Hiệp (huyện Phù Cát) và xã Bình Tân (huyện Tây Sơn) tổ chức hội nghị đầu bờ mô hình trồng đậu phụng thâm canh xen mì vụ Đông Xuân với sự tham gia của hàng trăm hộ nông dân tại địa phương.

28/04/2015
Nông dân khổ sở vì bí mất mùa, mất giá Nông dân khổ sở vì bí mất mùa, mất giá

Theo tìm hiểu của chúng tôi, đa số người trồng bí tại làng Bung (xã Ya Hội, huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai) đều đến từ thị xã An Khê và huyện Đak Pơ. Họ phải thuê đất của người dân trong làng với giá từ 3 đến 8 triệu đồng/ha/vụ hoặc 3 triệu đồng/ha trong thời gian trên 2 năm. Hộ ít trồng 7 sào, hộ nhiều cũng trên 2 ha. Và việc trồng bí của họ cũng giống như 1 canh bạc, năm được, năm mất. Năm nay, ngoài một số ít hộ có lãi nhờ trồng sớm, còn lại đa số đều bị thua lỗ do bí vừa mất mùa, vừa mất giá.

28/04/2015
Khống chế bệnh chết nhanh, chết chậm hại hồ tiêu Khống chế bệnh chết nhanh, chết chậm hại hồ tiêu

Việc thực hiện Chiến dịch phòng chống bệnh chết nhanh, chết chậm hại hồ tiêu ở các tỉnh đã có những kết quả đáng khích lệ. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa ban hành Thông báo số 3020/TB-BNN-VP về Kết luận của Thứ trưởng Lê Quốc Doanh tại Hội nghị Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ kỹ thuật phòng chống bệnh hại cây hồ tiêu.

28/04/2015
Tọa đàm phát triển thủy sản bền vững tại Cà Mau Tọa đàm phát triển thủy sản bền vững tại Cà Mau

Cuộc tọa đàm trực tiếp có chủ đề “Cà Mau tìm hướng phát triển bền vững cho ngành thủy sản”. Sáng 26/4, tại Cà Mau, Hệ thời sự chính trị tổng hợp (VOV1) và Cơ quan thường trú Đài Tiếng nói Việt Nam khu vực ĐBSCL phối hợp tổ chức cuộc tọa đàm trực tiếp với chủ đề “Cà Mau tìm hướng phát triển bền vững cho ngành thủy sản”.

28/04/2015
Tổng diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản của tỉnh hiện đạt khoảng hơn 27.900 ha Tổng diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản của tỉnh hiện đạt khoảng hơn 27.900 ha

Tổng diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản của tỉnh Tây Ninh hiện đạt khoảng hơn 27.900 ha, trong đó hồ Dầu Tiếng có diện tích mặt nước là 27.000 ha, còn lại là sông suối, kênh rạch.

28/04/2015