Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nỗi lo treo ao khi cá tra rớt giá

Nỗi lo treo ao khi cá tra rớt giá
Ngày đăng: 19/06/2015

Niềm vui khi giá cá tra tăng vọt chưa lâu (những tháng cuối năm 2014) thì bước sang đầu năm 2015 đến nay, giá cá tra nguyên liệu liên tục giảm mạnh. Hiện cá tra đạt tiêu chuẩn xuất khẩu được các doanh nghiệp (DN) thu mua với giá 19.000 - 19.500 đồng/kg. Đây là mức giá thấp nhất từ đầu năm đến nay, với mức giá này, người nuôi đang lỗ khoảng 3.000 đồng/kg.

Chú Lê Văn Tiên ngụ xã An Nhơn, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp ngậm ngùi: “Giá cá hiện nay xuống quá thấp, đã vậy việc nhận tiền bán cá cũng rất khó khăn, nhiều hộ nuôi ở đây không còn vốn để tái đầu tư nên đã treo ao”.

Ông Lê Đình Châu ngụ ấp Tân Phú, xã An Nhơn tâm sự: “Hiện nay hầu như người nuôi cá tra nào cũng phải sử dụng nguồn vốn vay để đầu tư sản xuất. Để sản xuất một kilogram cá tra thành phẩm, người nuôi cá tra phải chịu nhiều loại lãi suất như: lãi suất ngân hàng, lãi suất từ đại lý thức ăn... ngay cả khi đã bán cá cho DN nhưng do DN chiếm dụng vốn lâu nên còn phải trả thêm phần lãi suất do bị chiếm dụng này. “Lãi mẹ đẻ lãi con”, bao nhiêu thứ lãi suất đè nặng trên vai nông dân. Rất mong Nhà nước có chính sách hỗ trợ kịp thời cho người nuôi để vốn vay đến được tận tay nông dân”.

Phân tích về nguyên nhân dẫn đến tình trạng giá cá tra nguyên liệu giảm, Hiệp hội Thủy sản Đồng Tháp cho biết, do ảnh hưởng từ nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là những khó khăn từ thị trường nhập khẩu. Từ đầu năm đến nay, tình hình xuất khẩu cá tra của các DN không được thuận lợi. Mỹ, EU, Nga là các thị trường nhập khẩu lớn đối với sản phẩm cá tra phi lê Việt Nam, tuy nhiên do nhiều nguyên nhân khách quan nên từ đầu năm đến nay, kim ngạch suất khẩu cá tra của Việt Nam sang các thị trường này giảm đáng kể.

Hiện nay, Mỹ đang áp mức thuế chống phá giá cá tra Việt Nam tăng cao gấp nhiều lần so với trước đây, hiện không có nhiều DN ở Đồng Tháp xuất khẩu cá tra được sang thị trường này. Song song đó, việc đồng EURO mất giá so với đồng USD cũng là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng khó khăn khi cá tra nhập khẩu sang các thị trường này. Nga cũng là thị trường nhập khẩu lớn đối với sản phẩn cá tra phi lê, tuy nhiên 4 tháng đầu năm 2015 thì hầu như DN không xuất khẩu được sang thị trường Nga.

Hiện nay nhiều DN chuyển sang xuất khẩu thị trường mới như: Trung Đông, Châu Á, một số nước Đông Nam Á... Tuy nhiên, lợi nhuận xuất khẩu sang các thị trường này ở mức trung bình và thấp. Vì vậy, mặc dù kim ngạch xuất khẩu vẫn tăng trưởng song cả DN và người nuôi cá đều gặp khó khăn.

Theo ông Thái An Lai - Chủ tịch Hiệp hội Thủy sản Đồng Tháp, với việc các nhà nhập khẩu liên tục thay đổi và áp dụng nhiều rào cản kinh tế thì tình hình xuất khẩu cá tra sẽ còn gặp nhiều khó khăn trong những tháng cuối năm. Vì vậy, việc tìm ra giải pháp để tháo gỡ khó khăn cho ngành kinh tế mũi nhọn này được tỉnh Đồng Tháp quan tâm. Trong đó, giải pháp mà ngành nông nghiệp đang thực hiện là tiến hành rà soát, quy hoạch vùng nuôi phù hợp. Song song đó, tỉnh cũng đang thực hiện xây dựng các vùng nuôi được chứng nhận tiêu chuẩn VietGAP, đây là nền tảng trong việc đảm bảo kiểm soát chất lượng cá tra từ khâu đầu vào đến khâu đầu ra, đáp ứng kịp thời yêu cầu của nhà nhập khẩu.

Bên cạnh đó, tỉnh cũng đang tiến hành hướng đến việc xây dựng gắn kết các thành phần trong chuỗi sản xuất cá tra thành một chuỗi thống nhất. Trong đó, có sự tham gia gắn kết chặt chẽ giữa DN, người nông dân. Với chuỗi sản xuất khép kín này, cả DN và người nông dân đều được đảm bảo quyền lợi. Đây là giải pháp lâu dài mà tỉnh đang hướng tới.


Có thể bạn quan tâm

Nhiều lợi ích từ trồng mía lưu gốc Nhiều lợi ích từ trồng mía lưu gốc

Qua thống kê của ngành nông nghiệp tỉnh Hậu Giang, niên vụ mía 2015 - 2016, toàn tỉnh có gần 1.000ha mía được bà con trồng lưu gốc, tập trung nhiều ở thành phố Vị Thanh, với khoảng 760ha, chiếm hơn 30% tổng diện tích mía của thành phố (2.500ha). Bởi vì, Vị Thanh là vùng đất cao, ít bị nước lũ đe dọa nên thuận tiện cho bà con áp dụng mô hình canh tác mía lưu gốc.

11/04/2015
Bệnh chết chậm, tuyến trùng gây hại 420ha hồ tiêu Bệnh chết chậm, tuyến trùng gây hại 420ha hồ tiêu

Theo Chi cục Bảo vệ thực vật Phú Yên, hiện tuyến trùng gây hại 360ha hồ tiêu, tỉ lệ hại từ 5 đến 50% dây; bệnh chết chậm gây hại 60ha, tỉ lệ bệnh từ 0,5 đến 20% dây, tập trung tại xã Sơn Thành Tây, Sơn Thành Đông (huyện Tây Hòa).

11/04/2015
Xả nước nhử lúa cỏ-đúng hay sai? Xả nước nhử lúa cỏ-đúng hay sai?

Sau thu hoạch lúa Đông Xuân, cánh đồng ấp Ngã Ngay (xã Tân Long - Mang Thít - Vĩnh Long) không cày ải, mà xả nước tràn đồng với lý do để nhử lúa cỏ, lúa lai. Cách làm này nhận được sự đồng tình của nhiều nông dân, nhưng cũng không ít ý kiến cho rằng lợi bất cập hại.

11/04/2015
Cơ sở sản xuất nấm linh chi lớn nhất Đông Triều (Quảng Ninh) Cơ sở sản xuất nấm linh chi lớn nhất Đông Triều (Quảng Ninh)

Đó là trại sản xuất nấm dược liệu linh chi Yên Tử của ông Tạ Đức Khương ở khu phố 2, thị trấn Mạo Khê (huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh). Đây là một trong những nhân tố mới phát triển mô hình sản xuất nấm linh chi quy mô lớn theo chuỗi công nghệ kỹ thuật, quy trình sản xuất khép kín ở huyện Đông Triều.

11/04/2015
Sản xuất cà phê theo hướng hiệu quả, bền vững Sản xuất cà phê theo hướng hiệu quả, bền vững

Cà phê được xác định là một trong những loại cây công nghiệp chủ lực, có giá trị kinh tế cao, phù hợp với điều kiện đất đai, khí hậu của tỉnh và trình độ canh tác của nông dân. Ở tỉnh Sơn La, cây cà phê được quy hoạch tập trung ở các huyện Mai Sơn, Thuận Châu và Thành phố.

11/04/2015