Nỗi Lo Tiêu Thụ Muối, Đường

Bộ NN&PTNT cho biết, nguồn cung đường năm 2012 là 1.570.000 tấn. Trong đó sản xuất năm 2012 là 1.400.000 tấn, tồn kho năm 2011 khoảng 100.000 tấn, nhập khẩu theo thỏa thuận của WTO khoảng 70.000 tấn. Tổng nhu cầu đường trong nước là 1.400.000 tấn và luân chuyển cuối năm khoảng 100.000 tấn. Như vậy, cân đối cung cầu, lượng đường tồn dư trong nước khoảng 70.000 tấn. Tuy nhiên, điều lo ngại là hàng năm lượng đường nhập lậu vào nước ta khá lớn nên lượng đường các nhà máy cung ứng ra thị trường thực tế thấp hơn nhiều. Tổng hợp lượng đường công nghiệp đã cung ứng ra thị trường, bao gồm đường các nhà máy sản xuất ra và đường nhập khẩu chính ngạch 5 năm gần đây chỉ vào khoảng 1,1 - 1,2 triệu tấn/năm. Như vậy, khả năng dư thừa đường năm 2012 sẽ cao hơn nhiều so với con số 70.000 tấn.
Tương tự với sản phẩm muối, tổng nguồn cung năm 2012 là 1.520.000 tấn, trong đó sản xuất trong nước khoảng 1.000.000 tấn, lượng muối tồn năm 2011 là 170.000 tấn, lượng muối gối vụ 150.000 tấn và muối nhập khẩu 200.000 tấn. Tổng nhu cầu muối trong năm 2012 khoảng 1.450.000 tấn. Như vậy, so sánh cân đối cung cầu, lượng muối dư tồn khoảng 70.000 tấn.
Để giảm áp lực trong lưu thông và tạo điều kiện cho các nhà máy đường thu hồi vốn phục vụ sản xuất, Bộ NN&PTNT vừa đồng ý với Hiệp hội Mía đường Việt Nam cho phép xuất khẩu từ 100.000 - 150.000 tấn đường. Đồng thời, kiến nghị quy định thời gian nhập khẩu 71.000 tấn đường theo hạn ngạch bắt đầu từ tháng 6/2012 bởi từ nay đến tháng 5/2012 đang là chính vụ sản xuất đường trong nước. Bên cạnh đó, nhằm đảm bảo nguồn cung và ổn định giá đường trong nước, Bộ NN&PTNT cũng đề nghị Bộ Công Thương trình Chính phủ cho tạm trữ 200.000 tấn đường với thời gian 6 tháng. Hiện nay, giá bán đường ngoài thị trường cao hơn rất nhiều giá bán từ nhà máy. Do đó, Bộ Công Thương cần rà soát, kiểm tra hệ thống phân phối đường, có kế hoạch xây dựng, kiểm soát chuỗi phân phối, đảm bảo giá bán ổn định, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Về mặt hàng muối, theo cam kết của WTO, lượng công bố hạn ngạch thuế quan nhập khẩu muối năm 2012 là 191.000 tấn, tăng 5%/năm theo cam kết cơ sở của năm 2007 là 150.000 tấn. Tuy nhiên, qua cân đối cung cầu trong nước và tạo điều kiện cho diêm dân tiêu thụ, Bộ NN&PTNT thống nhất với Bộ Công Thương trước mắt công bố lượng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu muối năm 2012 là 102.000 tấn. Đặc biệt, Bộ Công Thương cần chỉ đạo các đơn vị hóa chất có nhu cầu muối công nghiệp ưu tiên sử dụng muối trong nước. Đồng thời có biện pháp quản lý lượng muối nhập khẩu về sử dụng đúng mục đích, không dùng lưu thông trên thị trường.
Có thể bạn quan tâm

Sau thời gian thành công với nấm bào ngư thương phẩm, chị Nguyễn Thị Như Thưởng, phường 8, thành phố Trà Vinh tiếp tục trồng thử nghiệm nấm linh chi đỏ. Chị cho biết, trong một lần đi tham quan mô hình trồng nấm linh chi đỏ ở một tỉnh miền Đông, chị nhận thấy đây là mô hình mang lại hiệu quả kinh tế cao nên tìm tòi học hỏi, tiếp cận với phương pháp trồng nấm và trồng thử nghiệm mô hình này.

Nhiều nhà vườn trồng xoài cát Hòa Lộc nghịch mùa ở vùng Bảy Núi (An Giang) cho biết, hiện tại, thương lái thu mua xoài cát Hòa Lộc giá 20.000 đồng/kg, giảm khoảng 15.000 đồng so với vụ trước nên không có lời.

“Không ai xoá nghèo thay được cho ND, nhưng muốn ND tự vươn lên thì ngoài việc tăng cường đầu tư, hỗ trợ, phải giúp họ thay đổi nếp nghĩ, cách làm lạc hậu bao đời qua”- Chủ tịch Hội ND tỉnh Điện Biên, anh Sùng Chứ Thếnh nói.

Một nghiên cứu của Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn (Ipsard) mới đây cho thấy, có tới hơn 50% số hộ gia đình nông thôn (HGĐNT) chịu các “cú sốc” về thu nhập với nhiều mức độ khác nhau.

20 năm là khoảng thời gian đủ dài để thay đổi cuộc đời con người. Tuy nhiên, ngần ấy thời gian vẫn chưa đủ để làm thay đổi cuộc sống của người dân dưới tán rừng tràm U Minh Hạ. Nhiều hộ có trách nhiệm rất cao trong công tác bảo vệ rừng, nhưng cuộc sống của họ vẫn còn khó khăn nhiều bề.