Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nỗi lo dịch hại đầu vụ

Nỗi lo dịch hại đầu vụ
Ngày đăng: 19/11/2015

Ông Lê Văn Tài thăm đồng thường xuyên, theo dõi sát mật độ rầy nâu trên ruộng để kịp thời phòng trị.

Thông tin từ Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh, năm nay do lũ nhỏ, lượng phù sa vào nội đồng ít, nên có khả năng bà con sẽ tốn thêm chi phí phân bón.

Ngoài ra, ngành nông nghiệp tỉnh đã khuyến cáo nông dân chú ý đến đối tượng gây hại đầu vụ là ốc bươu vàng, chuột.

Mưa nhiều trong những ngày đầu xuống giống đã làm diện tích lúa của ông Nguyễn Văn Phó, ở ấp 13, xã Vị Trung, huyện Vị Thủy, thiệt hại khoảng 50%.

Mặc dù đã tốn nhiều công xử lý đất kỹ lưỡng, nhưng ông Phó vẫn không thể tránh khỏi những trở ngại đầu vụ do ốc bươu vàng phá hoại.

“Lúa mới sạ bị ngập nước rồi ốc bươu vàng cắn phá dữ dội không kiểm soát nổi.

Tôi phải mua giống sạ giặm thêm.

Đầu vụ mà chỉ tính tiền thuốc trừ ốc và tiền giống sạ giặm đã tốn trên 4 triệu đồng rồi.

Thời tiết bây giờ thất thường quá, nên không đoán trước được.

Vụ này chắc dịch bệnh nhiều, tôi cũng ngán ngại quá!”, chỉ tay về phía ruộng lúa mọc lưa thưa, ông Phó buồn bã nói.

Bên cạnh ốc bươu vàng thì rầy nâu cũng là vấn đề khiến nhà nông lo lắng.

Tại xã Vị Thanh, huyện Vị Thủy, nhiều nông dân đã đồng loạt xuống giống sớm để né rầy.

Đang canh tác 6,5ha lúa thuộc cánh đồng lớn xã Vị Thanh, ông Lê Văn Tài, cư ngụ tại ấp 10, xã Vị Trung, cho biết: “Tôi thấy đã có rầy trên ruộng, nhưng mật số thấp, chưa đầy 50 con/m2, vẫn trong tầm kiểm soát.

Dù vậy, tôi không phun trị ngay, mà thực hiện theo khuyến cáo là chỉ dùng thuốc từ 30-40 ngày trở lên để giữ thiên địch.

Sâu rầy xuất hiện với mật số còn ít sẽ bị thiên địch tiêu diệt, nên mình không phải lo”.

Ngành bảo vệ thực vật tỉnh đã khuyến cáo nông dân áp dụng khoa học kỹ thuật trong canh tác, hạn chế chi phí phân thuốc.

Ông Đinh Quốc Toàn, cán bộ bảo vệ thực vật xã Vị Thanh, cho biết: “Ở vụ Đông xuân này, chúng tôi khuyến cáo bà con hạn chế tối đa phân thuốc trong 30-40 ngày đầu sau sạ.

Đồng thời phổ biến chương trình 1 phải - 5 giảm (dùng giống lúa xác nhận - giảm lượng nước vừa đủ; giảm thất thoát sau khi thu hoạch; giảm lượng giống; giảm lượng thuốc; giảm phân bón); hướng dẫn bà con sử dụng thuốc 4 đúng tùy theo từng loại sâu bệnh tấn công (đúng thuốc - đúng lúc - đúng liều lượng - đúng cách); sử dụng nấm xanh để tiêu diệt sâu rầy…

Năm nay, do ảnh hưởng của hiện tượng Elnino, ngành chuyên môn cũng dự báo các loại sâu bệnh hại có khả năng sẽ xuất hiện trong vụ này là rầy nâu, chuột, nhện gié...

Do vậy, sau khi gieo sạ, nông dân cần thăm đồng thường xuyên, sớm phát hiện sâu bệnh và dùng thuốc đặc trị để phun xịt đúng lúc, hạn chế sử dụng thuốc hóa học để tránh tác động vào môi trường, tiết kiệm chi phí.

Ông Trần Ngọc Thể, Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh nhận định, lúa vụ Đông xuân năm nay có khả năng sẽ không tốt bằng các năm trước, bởi chất dinh dưỡng trong đất ít.

Do vậy, có thể nông dân sẽ tốn thêm chi phí phân bón.

Tuy nhiên, liều lượng khi sử dụng phân bón phải cân đối với mật độ gieo sạ.

Nếu nông dân bón nhiều đạm, sẽ kéo theo sâu cuốn lá và bệnh đạo ôn sẽ xuất hiện.

“Đặc biệt bà con cũng cần theo dõi sát mật độ rầy nâu xuất hiện trên ruộng.

Không phun thuốc trừ rầy sớm, mà chỉ phun khi chúng xuất hiện với mật số 2-3 con/tép, mặt khác lợi dụng thiên địch và sử dụng nấm xanh tiêu diệt.

Vụ này, bù lạch cũng có khả năng xuất hiện nhiều, do đó cần cân đối tốt lượng nước và phân bón trên ruộng, nếu xuống giống đồng loạt sẽ kiểm soát được đối tượng này.

Bà con cũng cần đề phòng khả năng chuột xuất hiện nhiều ở giai đoạn đầu và cuối vụ để chủ động các biện pháp bảo vệ mùa màng”, ông Thể khuyến cáo.


Có thể bạn quan tâm

Ngư dân vùng rốn lũ Tân Châu trông chờ Mùa nước nổi Ngư dân vùng rốn lũ Tân Châu trông chờ Mùa nước nổi

Đến hẹn lại lên, vào thời điểm này, khi nói đến vùng đất đầu nguồn sông Tiền Tân Châu (An Giang), ai cũng đều nghĩ đến hình ảnh những cánh đồng trắng xóa, hay bắt gặp hình ảnh mọi người đang trên những chiếc xuồng cùng với chài, lưới hay những ngư cụ khác để đánh bắt thủy sản, cùng với đó, là màu vàng của bông điên điển, là bông súng ngoi lên trên mặt nước hay những rau muốn đồng vượt nước non miểu, đó là những thứ mà thiên nhiên ban tặng cho những người nông dân mỗi khi lũ về. Và chắc hẳn, người dân xã Vĩnh Xương, nơi giáp với nước bạn Campuchia vẫn luôn được mọi người biết đến với nghề đánh bắt thủy sản và tên gọi cư dân vùng “rốn” lũ. Bởi lẽ, mùa nước lên cũng là thời điểm ăn nên làm ra của bà con nơi đây.

10/09/2015
Hồi sinh Tam Giang Hồi sinh Tam Giang

Cùng với việc thành lập hệ thống chi hội nghề cá cơ sở, giao quyền khai thác thủy sản trên vùng nước cho các tổ chức ngư dân, UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế còn thành lập 6 khu bảo vệ thủy sản (KBVTS), loại hình bảo tồn quy mô nhỏ dựa vào cộng đồng trên phá Tam Giang - Cầu Hai. Đây là hoạt động xã hội hóa trong công tác quản lý khai thác và bảo vệ bền vững nguồn lợi thủy sản vùng đầm phá lớn nhất Đông Nam Á.

10/09/2015
Xúc tiến đầu tư đối với các dự án của Công ty TNHH MTV Việt - Úc tại Cà Mau Xúc tiến đầu tư đối với các dự án của Công ty TNHH MTV Việt - Úc tại Cà Mau

Chiều ngày 3/9, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Dũng có cuộc họp với các đơn vị sở, ngành và phía Công ty TNHH MTV Việt - Úc Cà Mau về việc đầu tư một số dự án trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới.

10/09/2015
Tu hài đặc sản quý của vùng biển Vân Đồn Tu hài đặc sản quý của vùng biển Vân Đồn

Tu hài là một loài nhuyễn thể sống ở biển và hiện đang được coi là một trong những sản phẩm vật nuôi mang lại nhiều lợi nhuận cho người dân ở vùng biển Quảng Ninh...

10/09/2015
Mô hình nuôi quảng canh cải tiến cá nước ngọt đạt hiệu quả cao Mô hình nuôi quảng canh cải tiến cá nước ngọt đạt hiệu quả cao

Sáng 4.9, Trung tâm Khuyến nông- Khuyến ngư tỉnh Bình Định phối hợp với Trạm Khuyến nông huyện tổng kết mô hình Nuôi quảng canh cải tiến cá nước ngọt vùng miền núi.

10/09/2015