Nỗi Lo Cúm Gia Cầm Lan Rộng

Trang trại nuôi vịt của ông Nguyễn Ngọc Xuân nằm biệt lập giữa đồng, cách xa địa điểm các trang trại nuôi vịt khác khoảng 1km. Qua tiếp xúc, ông cho hay: đàn vịt ông mua giống từ một chủ giống tại chợ Hồ Xá (Vĩnh Linh- Quảng Trị) về chăn thả, đến nay đã được 50 ngày tuổi. Trung bình trọng lượng mỗi con đạt từ 1,5-1,7kg. Khoảng trước ngày 10/1, đàn vịt bắt đầu đổ bệnh và chết. Tại thời điểm này, do thời tiết lạnh và bà con nông dân vào kỳ gieo lúa nên ông cứ nghĩ là đàn vịt bị chết do ảnh hưởng thuốc trừ cỏ bà con phun khi gieo lúa.
Tuy nhiên, mỗi ngày đàn vịt chết càng nhiều, ông mua các loại thuốc kháng sinh và vacxin dịch tả để tiêm. Đến ngày 16/1, đàn vịt không đỡ bệnh mà chết nhiều hơn, hoảng hốt, ông mới báo lên chính quyền xã. Được tin, Chi cục Thú y tỉnh về ngay và tổ chức cho tiêu hủy đàn vịt bị ốm hơn 1.000 con. Còn lại hơn 300 con đang khỏe mạnh nhưng gia đình ông Xuân xin được tiêu hủy theo đàn. Mẫu bệnh phẩm được lấy và gửi ra cơ quan Thú y vùng III xét nghiệm đều dương tính, phát hiện thấy virrus cúm gia cầm H5N1.
Hiện tại, ở xã Hồng Thủy có khoảng 15 hộ chăn nuôi vịt đàn với tổng số khỏang trên 18.000 con. Trong đó có khoảng 1.400 vịt đẻ trứng đã được tiêm phòng vacxin cúm gia cầm, còn lại thì chưa được tiêm.Sau khi vụ việc xảy ra, chính quyền địa phương đã thành lập 2 tổ công tác gồm 7 người giám sát tại 2 chợ trong xã để ngăn chặn việc mua bán vịt. Đồng thời khẩn cấp thông báo với 15 hộ gia đình có nuôi vịt biết để cam két thực hiện việc tiêm phòng dịch.
Trao đối với NNVN, ông Phạm Hồng Sơn, Chi cục trưởng Chi cục Thú y tỉnh Quảng Bình cho biết: "Ngay trong chiều ngày 23/1, Chi cục cấp 20.000 liều vắcxin để tiêm cho đàn vịt tại đây...".
Tâm lý người dân đang rất lo ngại vì đã sát Tết Nguyên đán, nếu việc bao vây dập dịch không có hiệu quả thì đây là thảm họa cho người nông dân. Ông Lê Đại Năm (thôn An Định- Hồng Thủy) có đàn vịt gần 10.000 con cho hay: "Mấy hôm nay cả nhà không yên tâm chút nào, vì cơ nghiệp, tiền bạc tập trung vào đàn vịt. Nếu phải tiêu hủy thì coi như trắng tay...".
Có thể bạn quan tâm

Sau hành, tỏi, đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) còn nổi tiếng với dưa hấu. Dưa hấu trồng ở đảo này có vị thơm ngon đặc biệt nên được thị trường ưa chuộng, giúp hàng trăm nông dân Lý Sơn có thêm nguồn thu nhập.

Từng là một đội viên du kích, xã đội trưởng gan dạ, dũng cảm trong kháng chiến chống Mỹ, sau ngày thống nhất đất nước, người thương binh ¼ Nguyễn Văn Hồng được điều động vào đội công tác của tỉnh Quảng Nam bổ sung cho đội ngũ cán bộ cốt cán xây dựng điểm kinh tế mới Cư Phiăng, xã Hòa Phong (Krông Bông). Ở quê hương mới, ông Hồng từng đảm nhiệm công tác Đoàn, Chủ nhiệm HTX Nông nghiệp Sơn Phong, sau đó công tác tại Công ty Vật tư Nông nghiệp huyện Krông Bông và về nghỉ mất sức năm 1986 vì lý do sức khỏe.

Câu chuyện thương lái Trung Quốc sang Việt Nam thu gom nông thủy sản, kích giá sốt mạnh rồi lao dốc sâu đã không còn xa lạ với người nông dân vùng ĐBSCL. Tuy nhiên, hiện một lần nữa bà con trồng khoai lang tại các tỉnh ĐBSCL lại rơi vào tình cảnh này. Vì sao?

Chúng tôi về xã Hưng Đạo, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương vào những ngày cuối vụ hành tây. Dạo quanh các thôn xóm, gặp người dân ai ai cũng chép miệng: "Năm nay giá thấp kỷ lục. Đã vậy bán rẻ cũng không xong!".

Hiện nay, việc sử dụng màng phủ để trồng một số loại cây rau màu (cà chua, ớt, dưa, bầu bí, đỗ...) trong vụ Xuân Hè khá phổ biến ở vùng đồng bằng sông Hồng do nhiều ích lợi mang lại. Để có được những kết quả tốt trong việc sản xuất rau có sử dụng màng phủ, người trồng rau cần chú ý một số vấn đề quan trọng