Nở Sớm, Giá Đào Nhật Tân Giảm Mạnh

Do năm nay nhuận một tháng cùng với thời tiết nắng ấm khiến đào Nhật Tân nở rộ, người trồng đào chấp nhận bán đào với giá rẻ hơn so với mọi năm.
Làng Nhật Tân (Tây Hồ, Hà Nội) từ lâu đã nổi tiếng với nghề trồng đào và là đầu mối cung cấp đào số lượng lớn cho khắp các tỉnh, thành trong cả nước. Còn khoảng nửa tháng nữa mới đến Tết nguyên đán nhưng đào Nhật Tân đã nở bung, tình hình mua bán lại ảm đạm khiến giá đào những ngày qua liên tục giảm. Điều này khiến người trồng đào luôn thấp thỏm với nỗi lo khi Tết đến gần.
Các năm trước, giá đào cành thường dao động từ 300.000 – 500.000 đồng, những cành to, đẹp có thể bán được 1.000.000 – 2.000.000 đồng. Đào cây bán cũng rất được giá. Những cây gốc to, thế đẹp, nếu ưng ý, khách hàng sẵn sàng trả giá lên tới chục triệu đồng.
Trái ngược lại, giá đào năm nay giảm mạnh. Các chủ vườn phải bán tháo các cành đã nở, loại rẻ từ 20.000 – 50.000 đồng/cành, giá cao cũng chỉ được 100.000 – 200.000 đồng/cành. Đào cây gốc Nhật Tân, thế đẹp, giá chỉ còn vài triệu đồng cũng không có người mua.
Ông Vũ Văn Vinh, 52 tuổi, người có kinh nghiệm 25 năm trồng đào ở Nhật Tân cho biết: “Do năm nay nhuận một tháng cùng với thời tiết nắng ấm khiến đào nở quá sớm. Tôi phải “chữa cháy” bằng cách cắt dăm rồi đem bán tại các chợ. Nếu cách đây gần một tháng, một cây đào cắt dăm bán được khoảng 1.000.000 đồng thì thời điểm hiện tại chỉ bán được 200.000 đồng”.
Cùng nỗi lo ấy, ông Phạm Thắng, 43 tuổi, chủ một vườn đào chia sẻ: “Tiền phân, thuốc cùng với công sức chăm sóc cả năm mà bây giờ giá đào giảm liên tục khiến tôi vô cùng chán nản. Tôi phải cố gắng cắt, sửa các cây còn nhiều nụ với hy vọng giáp Tết bán được giá cao, mong thu lại được chút vốn”.
Tình trạng đào nở sớm hàng loạt khiến người trồng đào vô cùng lo lắng. Các chủ vườn đều hy vọng thời tiết sẽ ủng hộ hơn để từ nay đến Tết nguyên đán giá đào sẽ ổn định trở lại.
Có thể bạn quan tâm

Cánh đồng cấy lúa, trồng màu thôn Hòa An, xã Hợp Đức (Tân Yên) rộng hơn 1 ha động mưa là ngập. Chị Nguyễn Thị Trường, người dân trong thôn cho biết: “Trước đây, tiêu nước cho cánh đồng là cả vùng trũng rộng. Thế nhưng từ năm 2008, lưu vực này được giao cho người dân thầu ao nuôi cá nên chỉ còn một rãnh nhỏ thoát nước. Cống tiêu lại đặt ở vị trí ngang bằng với mực nước trong ao nên mỗi khi mưa xuống nước ứ đọng, dềnh vào ruộng. Từ đó đến nay, các hộ chỉ cấy ăn chắc vụ lúa xuân còn lúa mùa thì phụ thuộc vào thời tiết”.

Cũng theo quy định này, các trường hợp sử dụng không đúng mục đích, 24 tháng liền không sử dụng mặt nước để nuôi thủy sản lồng bè, nuôi nhuyễn thể 2 mảnh vỏ; không thực hiện nghĩa vụ tài chính về thuê mặt nước; không thực hiện pháp luật bảo vệ môi trường, an toàn vệ sinh thực phẩm... sẽ bị thu hồi mặt nước đã giao.

Chỉ mất 30 phút, người sử dụng có thể phát hiện thịt, cá có nhiễm dư lượng kháng sinh (DLKS) hay không nhờ bộ kit Elisa. Đây là kết quả nghiên cứu của một nhóm các nhà khoa học thuộc Trung tâm Nghiên cứu triển khai - Khu công nghệ cao TPHCM.

Nhân kỷ niệm 55 Ngày truyền thống ngành Lâm nghiệp (28/11/1959-28/11/2014), Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Hà Công Tuấn cho biết, kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ năm nay có khả năng đạt 6,2 tỷ USD, gấp hơn 2 lần so 5 năm trước (năm 2009 đạt 2,8 tỷ USD), độ che phủ rừng đạt 41%.

Hiện nay, Tiền Giang phát triển chăn nuôi heo theo hướng bền vững thông qua việc chuyển giao cho nông dân những tiến bộ kỹ thuật mới, giúp tăng được hiệu quả kinh tế trong quá trình chăn nuôi, giải quyết được ô nhiễm môi trường, nâng cao chất lượng sản phẩm thịt heo thương phẩm trên thị trường.