Nở Sớm, Giá Đào Nhật Tân Giảm Mạnh

Do năm nay nhuận một tháng cùng với thời tiết nắng ấm khiến đào Nhật Tân nở rộ, người trồng đào chấp nhận bán đào với giá rẻ hơn so với mọi năm.
Làng Nhật Tân (Tây Hồ, Hà Nội) từ lâu đã nổi tiếng với nghề trồng đào và là đầu mối cung cấp đào số lượng lớn cho khắp các tỉnh, thành trong cả nước. Còn khoảng nửa tháng nữa mới đến Tết nguyên đán nhưng đào Nhật Tân đã nở bung, tình hình mua bán lại ảm đạm khiến giá đào những ngày qua liên tục giảm. Điều này khiến người trồng đào luôn thấp thỏm với nỗi lo khi Tết đến gần.
Các năm trước, giá đào cành thường dao động từ 300.000 – 500.000 đồng, những cành to, đẹp có thể bán được 1.000.000 – 2.000.000 đồng. Đào cây bán cũng rất được giá. Những cây gốc to, thế đẹp, nếu ưng ý, khách hàng sẵn sàng trả giá lên tới chục triệu đồng.
Trái ngược lại, giá đào năm nay giảm mạnh. Các chủ vườn phải bán tháo các cành đã nở, loại rẻ từ 20.000 – 50.000 đồng/cành, giá cao cũng chỉ được 100.000 – 200.000 đồng/cành. Đào cây gốc Nhật Tân, thế đẹp, giá chỉ còn vài triệu đồng cũng không có người mua.
Ông Vũ Văn Vinh, 52 tuổi, người có kinh nghiệm 25 năm trồng đào ở Nhật Tân cho biết: “Do năm nay nhuận một tháng cùng với thời tiết nắng ấm khiến đào nở quá sớm. Tôi phải “chữa cháy” bằng cách cắt dăm rồi đem bán tại các chợ. Nếu cách đây gần một tháng, một cây đào cắt dăm bán được khoảng 1.000.000 đồng thì thời điểm hiện tại chỉ bán được 200.000 đồng”.
Cùng nỗi lo ấy, ông Phạm Thắng, 43 tuổi, chủ một vườn đào chia sẻ: “Tiền phân, thuốc cùng với công sức chăm sóc cả năm mà bây giờ giá đào giảm liên tục khiến tôi vô cùng chán nản. Tôi phải cố gắng cắt, sửa các cây còn nhiều nụ với hy vọng giáp Tết bán được giá cao, mong thu lại được chút vốn”.
Tình trạng đào nở sớm hàng loạt khiến người trồng đào vô cùng lo lắng. Các chủ vườn đều hy vọng thời tiết sẽ ủng hộ hơn để từ nay đến Tết nguyên đán giá đào sẽ ổn định trở lại.
Có thể bạn quan tâm

Hàng ngàn ngư dân có khát khao vươn ra biển lớn bằng con tàu vỏ thép đang chờ quyết định của Chính phủ và sự vào cuộc của các ngành liên quan xung quanh gói 16 ngàn tỷ đồng mà Quốc hội vừa thông qua... nhưng thực tế không dễ!

Đến dự có ông Huỳnh Hữu Hiệp, đại diện Chi cục phát triển nông thôn tỉnh; ông Huỳnh Hữu Hòa, Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện; đại diện Trạm Khuyến nông huyện; bà Dương Thị Ngọc Yến, Chủ doanh nghiệp Ngọc Ánh, đơn vị hợp đồng thu mua sản phẩm.

Gia đình anh Nguyễn Đình Trọng, thôn 16, xã Hương Lạc (Lạng Giang) làm nghề “gột” lợn hàng chục năm nay. Anh mua gom lợn giống ở nhiều nơi để “gột” nhưng không tiêm vắc-xin phòng bệnh. Đầu tháng 11 vừa qua, một số con có triệu chứng bỏ ăn, sưng phù đầu rồi lăn ra chết, sau đó lây lan ra hàng chục con lợn khác, thiệt hại khoảng 20 triệu đồng. Anh Trọng cho biết: “Mỗi đợt, tôi vào đàn hàng trăm con lợn, nuôi một tháng rồi bán nên chỉ chăm sóc để mã đẹp, dễ bán. Khi nào lợn bị bệnh tôi mới tiêm thuốc”.

Chính phủ nên tiếp tục triển khai BHNN với quy mô rộng hơn có sự hỗ trợ của nhà nước về phí bảo hiểm cho người nông dân, và phải gắn với các chương trình phát triển khác của nông nghiệp.

Đến thôn Dục Quang những ngày này, xe tải tấp nập chở đầy mía tím đi tiêu thụ. Anh Nguyễn Văn Thêm, một trong những chủ hộ có diện tích mía lớn trong thôn cho biết: “Trước đây, với 2 sào ruộng chân vàn cao, luôn thiếu nước, vợ chồng tôi cấy lúa nhưng thường mất mùa. Năm 2003, qua tìm hiểu và trồng thử nghiệm thấy cây mía tím phù hợp với đồng đất, cho hiệu quả kinh tế cao nên tôi quyết định chuyển hẳn sang trồng mía”.