Nỗ lực về đích nông thôn mới

Những chặn đường đã qua
Tháng 9.2011, Thủ tướng Chính phủ ban hành kế hoạch tổ chức thực hiện phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng NTM”.
Sau đó, vào tháng 11.2011, UBND tỉnh Quảng Nam cũng ban hành kế hoạch về tổ chức triển khai thực hiện mục tiêu quốc gia và phát động phong trào thi đua “Quảng Nam chung sức xây dựng NTM” giai đoạn 2011-2015.
Đến năm 2013, UBND huyện Tây Giang xây dựng các đề án, chương trình phát triển NTM trên địa bàn huyện.
Nhưng từ năm 2011, xã Lăng đã bắt đầu đi vào xây dựng NTM.
Người dân khám bệnh ở Trạm y tế xã Lăng.
Đến hết tháng 9.2015, xã Lăng đã hoàn thành 15/19 tiêu chí NTM, 4 tiêu chí còn lại hy vọng sẽ hoàn thành trong năm nay.
Đây là một nỗ lực đáng ghi nhận, bởi xã Lăng là một xã nằm ở địa hình hiểm trở, chủ yếu là đồi núi cao; tiếp giáp với Lào và xã Zuôih của huyện Nam Giang.
Có được thành quả này, ngay từ khi bắt tay vào thực hiện NTM, xã Lăng luôn nhận được sự quan tâm, lãnh đạo từ các cấp.
Nhờ vậy mà tình hình kinh tế có bước phát triển, văn hóa – xã hội có nhiều khởi sắc, quốc phòng – an ninh được giữ vững.
Hiện tại, 5/7 thôn của xã đã có mặt bằng tái định cư, 7/7 thôn có đường ôtô, 98% dân số được sử dụng điện lưới quốc gia; trường tiểu học và trạm y tế đều đạt chuẩn quốc gia.
Đáng chú ý nhất là nhiều giá trị ăn hóa truyền thống được khôi phục, bảo tồn và phát triển.
Hệ thống chính trị từ xã đến thôn thường xuyên được củng cố.
Đội ngũ cán bộ được bồi dưỡng, nâng cao trình độ năng lực, đáp ứng được các yêu cầu nhiệm vụ lãnh đạo, quản lí nhà nước tại địa phương.
Tuy vậy, theo ông Lê Khoa Vẽ - Phó Chủ tịch UBND xã Lăng, cho biết, tuy kinh tế phát triển nhưng chưa bền vững; trình độ dân trí được cải thiện nhưng chưa đồng đều; địa bàn rộng, đồi núi, dốc, giao thông đi một số thôn còn cách trở trong mùa mưa.
Tiếp tục nỗ lực
Hiện tại, bên cạnh hoàn thành 4 tiêu chí còn lại, xã Lăng cũng đã lên phương án củng cố các tiêu chí đã hoàn thành.
Ông Vẽ cho biết, tiêu chí về giao thông và thủy lợi đang khiến địa phương “đau đầu”, bởi 2 tiêu chí liên quan trực tiếp nhau.
Đó là trục đường bê tông từ trung tâm xã về thôn Ta Ry và công trình thủy lợi Ta Ry.
Trục đường bê tông này có chiều dài 3,5km, hiện chỉ mới được một đoạn nhỏ.
Chỉ khi nào tuyến đường này hoàn thành, thì việc xây dựng công trình thủy lợi ở Ta Ry mới được triển khai.
“Nếu thời tiết bình thường, việc hoàn thành 2 tiêu chí này sẽ trở nên thuận lợi.
Chúng tôi đang lo ngại mùa mưa đang đến gần, khiến việc xây dựng các công trình bị gián đoạn.
Thực tế cho thấy, năm nay, trên địa phương đã có nhiều cơn mưa đột ngột, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tiến độ các công trình” - ông Vẽ lo ngại.
Mặc dù vậy, ông Vẽ lạc quan cho rằng địa phương mình sẽ về đích NTM đúng hẹn.
Niềm tin của ông dựa trên cơ sở, đó sự đồng thuận từ sức dân, chính nhờ có sự đồng lòng này mà chặn đường vừa qua của xã Lăng bớt gian truân hơn.
Người dân xã Lăng đã tự nguyện hiến hàng ngàn hecta đất, cùng với một số công trình phụ để xây dựng NTM, nhất là trong làm đường giao thôn nông thôn, khu tái định cư… có nhiều trường hợp, người dân còn tự nguyện di dời nhà để nhường đất cho các công trình NTM.
Bhling Bheo, một người dời nhà nhường đất cho NTM bộc bạch: “Chuyện này là đáng làm, xây dựng NTM tốt sẽ giúp cho đời sống chúng tôi tốt hơn”.
Ngoài ra, Bhling Bheo cũng hiến hơn 6.000m2 đất, 2.500m2 ruộng.
Ông Vẽ cho biết, một thuận lợi nữa trong xây dựng NTM ở xã là việc một số doanh nghiệp sẵn sàng cho xã “nợ”.
“Đó là một số dự án, công trình đã được tỉnh, huyện duyệt.
Trong khi đợi vốn rót về, một số doanh nghiệp đã cho xã “nợ” bằng cách tiến hành thi công trước.
Sau khi tỉnh, huyện chuyển vốn về thì xã sẽ chi trả”- ông Vẽ cho hay.
Nhờ linh hoạt, biết vận động sức dân, xây dựng NTM ở xã Lăng rõ ràng đã đem lại những chuyển biến tích, được lòng dân.
Bà Bhling Thị Sang (69 tuổi, thôn Arớh) đi khám bệnh ở Trạm y tế xã Lăng cho hay, trước đây mỗi lần có bệnh, hay đi khám bà phải lặn lội hàng cây số để ra trung tâm huyện.
“Nay nhờ xã có trạm y tế khang trang, nên mình đỡ mỏi cái chân, vui lắm”- bà Sang vui vẻ.
Ông Nguyễn Văn Phú - Trưởng phòng NN&PTNN (Phó Văn phòng điều phối xây dựng NTM) huyện Tây Giang, cho biết xuất phát điểm xây dựng NTM ở xã Lăng khá thấp.
“Tuy nhiên, xã Lăng là một xã khá năng động, lại biết cách vận động sức dân, nên những kết quả đạt được hiện tại thật đáng trân trọng.
Về những tiêu chí chưa hoàn thành, đó là những vấn đề rất khó, hiện tỉnh và huyện đã lên kế hoạch nhằm giúp địa phương này về đích NTM đúng hẹn” - ông Phú cho hay.
Có thể bạn quan tâm

Để quản lý chặt chẽ số vịt chạy đồng này, Trạm Thú y huyện Long Mỹ đã phối hợp với các xã, thị trấn trên địa bàn huyện thường xuyên điều tra, kiểm soát số vịt trên địa bàn. Nếu là vịt ở địa phương thì tổ chức tiêm phòng bệnh, còn vịt từ nơi khác đến phải có đầy đủ sổ kiểm dịch và sổ đăng kí nuôi vịt chạy đồng; đồng thời kiên quyết trục xuất các đàn vịt không rõ nguồn gốc ra khỏi địa phương để tránh nguy cơ, lây lan bệnh dịch từ nơi khác đến.

Trước đó, dịch cúm cũng đã xảy ra tại Cà Mau và Tiền Giang, với chủng A/H5N1 và H5N độc lực cao, khó phát hiện. ĐBSCL lại đang thu hoạch lúa đông xuân, nguy cơ dịch cúm lây lan từ những đàn vịt chạy đồng ngày càng lớn, nếu thiếu biện pháp phòng chống kịp thời.

Trong khi nhiều gia đình, chủ trang trại chăn nuôi gặp khó trong vấn đề thiếu vốn, thị trường tiêu thụ không ổn định, dịch bệnh... thì trang trại heo của gia đình ông Trần Văn Lệ (ấp 3, xã Tiến Hưng, TX. Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước) vẫn trụ được nhờ chăn nuôi gia công. Gần 1 năm, trại heo của ông Lệ luôn mang lại hiệu quả cao và khẳng định hướng phát triển kinh tế đúng.

Hiện tại, giá heo hơi dao động từ 4,7 - 4,8 triệu đồng/1 tạ; heo con cũng đang ở mức giá thấp, dao động từ 90 - 100 ngàn đồng/kg, với mức giá này thì người nuôi có lãi từ 500 ngàn - 600 ngàn đồng/tạ. Cận Tết Nguyên đán vừa qua, giá heo hơi có lúc lên đến 4,9 triệu đồng/tạ, tuy không bằng cùng kỳ năm 2014 nhưng nhờ giá thức ăn chăn nuôi, thuốc phòng trị bệnh ổn định nên người chăn nuôi hết sức phấn khởi.

Cụ thể, rau dền lấy hạt năng suất đạt 4 tấn/ha, giá thị trường dao động từ 30.000 - 34.000 đồng/kg tùy theo chủng loại và chất lượng, trừ các khoản chi phí đầu tư như giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và các chi phí khác, nông dân còn lãi 30 triệu đồng/ha. Ngoài ra, các loại rau màu khác cũng đạt khá như rau muống lấy hạt đạt 3 tấn/ha, giá từ 27.000 - 28.000 đồng/kg; ớt có giá từ 14.000 đồng - 15.000 đồng/kg, nông dân vẫn có lợi nhuận.