Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nỗ Lực Phát Triển Ngành Thủy Sản

Nỗ Lực Phát Triển Ngành Thủy Sản
Ngày đăng: 21/08/2014

Nhằm bảo vệ, phát triển nguồn lợi thủy sản góp phần đưa ngành Thủy sản phát triển nhanh, các địa phương đang tập trung chấn chỉnh và tăng cường công tác quản lý hoạt động nuôi trồng thủy sản trên địa bàn.

Tại tỉnh An Giang, Chủ tịch UBND tỉnh vừa chỉ đạo UBND huyện, thị, thành phố tăng cường công tác quản lý, kiểm tra hoạt động nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là nuôi cá rô phi trong vèo trên sông thuộc địa bàn quản lý; chỉ cho phép tiến hành nuôi đối với khu vục phù hợp quy hoạch và doanh nghiệp phải đảm bảo các thủ tục pháp lý có liên quan.

Huyện nào để xảy ra tình trạng nuôi tràn lan, không theo quy hoạch, làm ô nhiễm nguồn nước, ảnh hưởng đến đời sống và sinh hoạt của người dân phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh.

Đồng thời, tỉnh An Giang cũng yêu cầu các huyện, thị, thành phố phải chỉ đạo UBND cấp xã kiểm tra, giám sát chặt địa bàn quản lý, chỉ cho phép triển khai các hoạt động nuôi trồng thủy sản nói chung, trong đó có nuôi cá rô phi trong vèo đối với khu vực phù hợp quy hoạch nuôi trồng thủy sản của tỉnh; không tự ý cho phép bất kỳ tổ chức, cá nhân nào thực hiện nuôi cá ao hầm, bè, trong vèo trên sông khi chưa được phép của cấp thẩm quyền cũng như chưa hoàn tất các thủ tục pháp lý có liên quan theo quy định pháp luật hiện hành.

Tỉnh Nam Định cũng đã yêu cầu các địa phương tập trung phát triển đa dạng các đối tượng nuôi có giá trị cao phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu phù hợp với quy hoạch, điều kiện thổ nhưỡng và nguồn nước của từng vùng.

Đồng thời, tỉnh cũng chỉ đạo Phòng nuôi trồng thủy sản phối hợp với Chi cục Thú y tăng cường giám sát vùng nuôi, nắm chắc các thông tin về tình hình nuôi trồng, dịch bệnh; thu mẫu định kỳ xét nghiệm để quản lý vùng nuôi.

Tỉnh cũng yêu cầu các đơn vị chức năng phải quản lý tốt thức ăn, thuốc thú y, sản phẩm xử lý môi trường nuôi thủy sản; phổ biến, tập huấn cho người nuôi về quy định và hướng dẫn sử dụng thức ăn, thuốc thú y, sản phẩm xử lý môi trường nuôi thủy sản; trực tiếp kiểm tra cơ sở kinh doanh thức ăn, thuốc thú y, sản phẩm xử lý môi trường thủy sản trong toàn tỉnh.

Được biết, trong những năm qua, các cơ quan chức năng đã xây dựng nhiều hành lang pháp lý, những định hướng, công cụ bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản, đặc biệt trong các hoạt động kiểm soát, tăng cường quản lý khai thác sử dụng nguồn lợi và môi trường sống của các loài thủy sinh vật; bảo vệ các loài thủy sinh quý hiếm đang có nguy cơ tuyệt chủng và bước đầu triển khai các hoạt động phục hồi nguồn lợi, hệ sinh thái thủy sinh.

Những hoạt động này góp phần đưa ngành thủy sản phát triển nhanh, tạo ra nhiều sản phẩm, hàng hóa xuất khẩu có giá trị kinh tế cao. Sự phát triển của ngành thủy sản góp phần quan trọng vào quá trình xóa đói giảm nghèo, cải thiện sinh kế cho cộng đồng ngư dân và đảm bảo an ninh thực phẩm của đất nước.


Có thể bạn quan tâm

Giá bán và giá trị xuất khẩu cá tra sang Mỹ đều giảm Giá bán và giá trị xuất khẩu cá tra sang Mỹ đều giảm

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), mặc dù vẫn là thị trường nhập khẩu (NK) cá tra lớn nhất của Việt Nam (chiếm 21,9%) nhưng giá trị xuất khẩu cá tra sang Mỹ tính đến 15/3 giảm tới 14,4% so với cùng kỳ năm ngoái (đạt 62,9 triệu USD).

24/04/2015
Tìm đường tiêu thụ cho hành tím Sóc Trăng Tìm đường tiêu thụ cho hành tím Sóc Trăng

Để giúp một lượng lớn hàng tím của người dân Nam bộ đang dồn ứ trong kho, ngành đường sắt quyết định miễn phí cước tàu hỏa từ Nam ra Bắc cho nông dân.

24/04/2015
Rau quả xuất khẩu tăng mạnh trong quí 1-2015 Rau quả xuất khẩu tăng mạnh trong quí 1-2015

Kim ngạch xuất khẩu nhiều loại rau quả lại tăng trưởng khá, thậm chí có thị trường tăng từ 2 đến 3 lần so với cùng kỳ, dù tình trạng rau quả ùn tắc tại cửa khẩu tiếp giáp Trung Quốc - thị trường tiêu thụ rau quả lớn nhất của Việt Nam - diễn biến hết sức phức tạp.

24/04/2015
Nông dân chặt bỏ cây cao su vì giá mủ rớt thảm hại Nông dân chặt bỏ cây cao su vì giá mủ rớt thảm hại

Thời gian gần đây, nông dân ở thị xã Hương Trà và huyện Nam Đông (Thừa Thiên - Huế) đã ồ ạt đốn hạ nhiều diện tích cây cao su với mục đích bán gỗ hoặc chuyển sang trồng rừng kinh tế do giá bán mủ cao su trên thị trường đang rớt thê thảm, người nông dân phải gánh chịu nhiều thua lỗ…

24/04/2015
Hiệu quả từ cơ giới hóa trên cây rau tại huyện Hóc Môn (TPHCM) Hiệu quả từ cơ giới hóa trên cây rau tại huyện Hóc Môn (TPHCM)

Để thực hiện chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địa bàn huyện Hóc Môn (TPHCM) chuyển đổi cây trồng vật nuôi có hiệu quả thấp sang hiệu quả cao, UBND huyện Hóc Môn đã thực hiện chương trình chuyển đổi từ đất trồng lúa năng suất thấp sang trồng rau có giá trị cao, cung cấp sản phẩm rau an toàn cho thị trường thành phố.

24/04/2015