Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Ninh Thuận tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh cúm gia cầm trên địa bàn tỉnh

Ninh Thuận tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh cúm gia cầm trên địa bàn tỉnh
Ngày đăng: 21/05/2015

Theo đó chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với UBND huyện Ninh Sơn, huyện Ninh Phước; Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm huyện Ninh Sơn và huyện Ninh Phước khẩn trương xử lý dứt điểm, không để lây lan mầm bệnh cúm gia cầm subtype H5N1 từ hộ ông Nguyễn Văn Minh sang các vùng, khu vực xung quanh; tăng cường kiểm tra, giám sát diễn biến tình hình bệnh cúm gia cầm trên địa bàn tỉnh, nhất là khu vực huyện Ninh Sơn và Ninh Phước.

Khi phát hiện gia cầm mắc bệnh phải xử lý kịp thời, theo đúng quy định và báo cáo cho UBND biết, chỉ đạo. Đồng thời phối hợp với các Sở, ngành, địa phương và đơn vị liên quan tập trung triển khai quyết liệt, hiệu quả Chỉ thị số 08/CT-UBND ngày 04/02/2015 của UBND tỉnh về việc tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh nhằm chủ động phòng, chống bệnh cúm gia cầm có nguy cơ lây lan trên diện rộng, ảnh hưởng đến hoạt động chăn nuôi của người dân và sức khỏe người tiêu dùng.

Trước đó, theo Chi cục Thú y, bệnh cúm gia cầm đã xuất hiện trên địa bàn xã Nhơn Sơn, huyện Ninh Sơn. Cụ thể: ngày 11-5, đàn vịt của hộ ông Nguyễn Văn Minh, thôn Hoài Ni, xã Phước Thái, huyện Ninh Phước di chuyển về thôn Đắc Nhơn, xã Nhơn Sơn, huyện Ninh Sơn (để ăn thức ăn tại các đồng ruộng mới thu hoạch) có biểu hiện bệnh, chết 60 con vịt trên 3 tháng tuổi, trong tổng đàn 2.740 con.

Chi cục Thú y lấy 5 mẫu gửi Cơ quan Thú y vùng VI xét nghiệm, kết quả có 3 mẫu bệnh phẩm của 3 con vịt nhiễm virus cúm gia cầm subtype H5N1. Đến chiều ngày 13-5, các cơ quan chức năng đã tổ chức tiêu hủy tổng đàn 2.500 con vịt còn lại của hộ ông Minh.


Có thể bạn quan tâm

'Rừng Hoa' Công Nghệ Cao 'Rừng Hoa' Công Nghệ Cao

Sản xuất giống hoa theo phương pháp cấy mô (invitro), xuất khẩu sang nhiều nước trong đó có cả “Vương quốc hoa” Hà Lan thu về 2 triệu USD/năm, đó là thành công của Công ty CP công nghệ sinh học Rừng Hoa Đà Lạt.

03/03/2014
Thả 2,5 Vạn Tôm Giống Tại Đầm Cầu Hai Thả 2,5 Vạn Tôm Giống Tại Đầm Cầu Hai

Nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản trên đầm Cầu Hai, Chi cục khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với huyện Phú Lộc thả hơn 2,5 vạn tôm giống tại khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản Khe Đập Làng, xã Lộc Bình (Phú Lộc).

04/03/2014
Bắt Số Lượng Lớn Trai Tai Tượng Khổng Lồ Bắt Số Lượng Lớn Trai Tai Tượng Khổng Lồ

Được biết, trai tai tượng có tên khoa học Tridacnagigas, là loài thủy sinh quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng ở Việt Nam và quốc tế cần được bảo vệ. Thời gian qua một số ngư dân ở Bình Châu đã khai thác với số lượng lớn để cung cấp theo nhu cầu mua bán của chủ nậu mà không biết đây là loài thủy sinh bị cấm khai thác.

04/03/2014
Thành Phố Cà Mau Phát Triển Diện Tích Nuôi Tôm Công Nghiệp Thành Phố Cà Mau Phát Triển Diện Tích Nuôi Tôm Công Nghiệp

Năm 2014, thành phố Cà Mau đề ra kế hoạch mở rộng nuôi tôm công nghiệp với tổng diện tích 1.100 ha; hiện nay, đã phát triển diện tích nuôi tôm công nghiệp được trên 812 ha, đạt 73% kế hoạch.

04/03/2014
Tổ Hợp Tác Nuôi Ba Ba Thương Phẩm Hoạt Động Hiệu Quả Tổ Hợp Tác Nuôi Ba Ba Thương Phẩm Hoạt Động Hiệu Quả

Những năm gần đây, nhiều nông dân trên địa bàn huyện Cao Lãnh (Đồng Tháp) thành công với mô hình nuôi các loài thủy sản có giá trị kinh tế cao, điển hình là mô hình nuôi ba ba thương phẩm ở xã An Bình và xã Nhị Mỹ.

04/03/2014