Ninh Thuận quy hoạch đồng cỏ phục vụ chăn nuôi bền vững

Theo quy hoạch, trong giai đoạn từ 2015 - 2016, tỉnh Ninh Thuận sẽ hình thành vùng chuyên canh sản xuất cỏ với quy mô 315 ha, gắn liền với vùng chăn nuôi gia súc có sừng, với sản lượng cỏ hằng năm đạt 56.700 tấn.
Giai đoạn tiếp theo 2017 - 2020, toàn tỉnh sẽ bố trí khoảng 1.930 ha đồng cỏ phục vụ chăn nuôi gia súc có sừng tập trung, với đàn bò 55.000 con, đàn dê 35.000 con, đàn cừu 60.000 con. Tỉnh sẽ phát triển vùng chăn nuôi gắn liền với đồng cỏ chiếm khoảng 60 - 70% tổng đàn gia súc có sừng.
Quy hoạch có tổng kinh phí hơn 1.000 tỷ đồng, thực hiện tại 6 huyện, gồm: Bác Ái, Ninh Sơn, Ninh Hải, Ninh Phước, Thuận Nam và Thuận Bắc.
Có thể bạn quan tâm

Năm 2012, ở Hà Nội, trong khi chăn nuôi lợn, gà gặp nhiều khó khăn thì chăn nuôi bò sữa lại trở thành "điểm sáng" bởi duy trì được sự tăng trưởng ổn định. Đây là hướng đi đang mang lại thu nhập cao cho nhiều nông dân ngoại thành.

Ngày 29-1, tại TP. Cần Thơ, Bureau Veritas Certification Việt Nam đã chính thức cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn ASC cho vùng nuôi cá tra công nghiệp của Công ty cổ phần Gò Đàng (GODACO), có trụ sở tại Khu công nghiệp Mỹ Tho.

Sáng 7-6, Trung tâm Khuyến ngư nông lâm cùng Trường Cao đẳng Thủy sản Bắc Ninh tổ chức bế giảng lớp đào tạo nghề nuôi tôm cho 30 nông dân ở thôn Trường Định, xã Hòa Liên (Hòa Vang - Đà Nẵng).

Toàn tỉnh có 47 xã với phần đông là nông dân sinh sống, trong đó có 46 xã thuộc địa bàn 6 huyện và 1 xã thuộc địa bàn Tp. Phan Rang –Tháp Chàm. Chỉ tính riêng về dân số, các xã nói trên đã chiếm đến trên 64% số dân toàn tỉnh.

Sở Khoa học và Công nghệ Lâm Đồng cho biết, đề tài “Nghiên cứu quy trình sinh sản nhân tạo giống cá hồi vân tại Lâm Đồng” do Trạm Nghiên cứu Cá nước lạnh Tây Nguyên chủ trì đã thực hiện trong 3 năm qua và vừa được Hội đồng Khoa học tỉnh Lâm Đồng nghiệm thu với kết quả đạt loại tốt.