Ninh Thuận quy hoạch đồng cỏ phục vụ chăn nuôi bền vững

Theo quy hoạch, trong giai đoạn từ 2015 - 2016, tỉnh Ninh Thuận sẽ hình thành vùng chuyên canh sản xuất cỏ với quy mô 315 ha, gắn liền với vùng chăn nuôi gia súc có sừng, với sản lượng cỏ hằng năm đạt 56.700 tấn.
Giai đoạn tiếp theo 2017 - 2020, toàn tỉnh sẽ bố trí khoảng 1.930 ha đồng cỏ phục vụ chăn nuôi gia súc có sừng tập trung, với đàn bò 55.000 con, đàn dê 35.000 con, đàn cừu 60.000 con. Tỉnh sẽ phát triển vùng chăn nuôi gắn liền với đồng cỏ chiếm khoảng 60 - 70% tổng đàn gia súc có sừng.
Quy hoạch có tổng kinh phí hơn 1.000 tỷ đồng, thực hiện tại 6 huyện, gồm: Bác Ái, Ninh Sơn, Ninh Hải, Ninh Phước, Thuận Nam và Thuận Bắc.
Có thể bạn quan tâm

Những ngày nghỉ lễ vừa qua, giá ớt liên tục giảm và hiện chỉ còn 15.000 đồng/kg. Anh Nguyễn Hữu Kỳ ngụ tại ấp Tân Thuận B, xã Tân Phú, huyện Thanh Bình trồng 2 công ớt cho biết, trước nghỉ lễ, anh bán cho thương lái giá 20.000 đồng/kg ớt tươi, nhưng vào những ngày nghỉ lễ, thương lái mua ớt chỉ còn 15.000 đồng/kg.

Vừa qua, Trung tâm Chứng nhận phù hợp Quacert thuộc Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng - Bộ Công Thương có quyết định công nhận Tổ hợp tác quýt đường xã Vĩnh Thới, huyện Lai Vung đạt tiêu chuẩn quốc tế GlobalGAP.
Tính đến hết quý I năm 2015, nhiều mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của tỉnh có kim ngạch xuất khẩu tăng so với cùng kỳ năm trước, cụ thể, thủy sản đông lạnh tăng 14,1%, gạo tăng 2,8%. Tuy nhiên, theo đánh giá của ngành công thương, sự tăng trưởng này chưa bền vững do nhiều nguyên nhân.
Tính đến thời điểm này, Co.op mart Đồng Tháp đi vào hoạt động được hơn 4 tháng nhưng trong số các mặt hàng được bày bán tại đây, người tiêu dùng vẫn khó tìm thấy những mặt hàng nông sản đặc trưng và có thương hiệu của Đồng Tháp.

Trong suốt một thời gian dài, các cấp, các ngành, địa phương đã tập trung chỉ đạo, triển khai công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ phục vụ phát triển nông nghiệp, từng bước xây dựng nền nông nghiệp Đồng Tháp phát triển bền vững.