Ninh Thuận Nuôi Trồng Thủy Sản Hướng Đến Mục Tiêu Hoàn Thành Kế Hoạch Năm 2014

Trong nuôi trồng thủy sản (NTTS), ngoài nghề nuôi tôm thương phẩm, tỉnh Ninh Thuận còn được biết đến với nghề sản xuất tôm giống và các hải đặc sản khác.
Theo Chi cục NTTS tỉnh, nhờ tập trung công tác chỉ đạo mùa vụ nuôi các đối tượng thủy sản hợp lý, qua hơn 6 tháng đầu năm đã cho thấy kết quả đạt được rất khả quan. Hầu hết các đối tượng nuôi nước ngọt, nước mặn và hải đặc sản đều sinh trưởng và phát triển tốt, năng suất thu hoạch cao, trong đó nổi bật là nuôi tôm thương phẩm và sản xuất tôm giống.
Thạc sĩ Phan Đình Thịnh, Chi cục trưởng Chi cục NTTS tỉnh cho biết: “Riêng lĩnh vực nuôi tôm thương phẩm đang chuyển biến theo xu hướng giảm tình hình dịch bệnh nhờ người nuôi đã có các biện pháp xử lý và đề phòng bệnh trên tôm nuôi một cách kịp thời”.
Đến thời điểm này, các vùng nuôi tôm thương phẩm tỉnh ta đã vào vụ chính với diện tích thả nuôi khoảng 712 ha, bao gồm 672 ha tôm thẻ chân trắng và 40 ha tôm sú; nếu so với cùng kỳ năm 2013, diện tích thả nuôi đã vượt 4%. Đây được coi là tín hiệu dự báo bước phát triển mới của nghề nuôi tôm thương phẩm trong tỉnh năm nay.
Qua thu hoạch một số diện tích tôm sú và 113 ha diện tích tôm thẻ, tính đến cuối tháng 6 toàn tỉnh ước đạt sản lượng 10 tấn tôm sú và khoảng 3.086 tấn tôm thẻ (riêng đối tượng này cho năng suất trung bình 16-18 tấn/ha, cá biệt có cơ sở đạt từ 25-30 tấn/ha).
Điều đáng chú ý trong nghề nuôi tôm thẻ chân trắng khi vào chính vụ năm nay là việc triển khai mới mô hình nuôi tôm Greenhouse, semi biofloc để khắc phục hội chứng tôm chết sớm (EMS), hiện đã nhân rộng hơn 24 ha tại vùng nuôi tôm trên cát Phước Dinh. Bên cạnh đó, theo hướng bền vững với môi trường, đang có 3 cơ sở áp dụng mô hình nuôi tôm VietGAP, trước mắt có 2 cơ sở được cấp giấy chứng nhận.
Anh Nguyễn Văn Vinh ở Từ Thiện (Phước Dinh, Thuận Nam) có 6 ha đìa nuôi cho biết: “Sau khi nuôi thử nghiệm mô hình hiệu quả, vụ này tôi đã dành 3 ha nuôi theo hướng VietGAP, tất cả ao nuôi của tôi đều có mái che bằng lưới lam và vách dừng xung quanh nên có thể ngăn chặn mầm bệnh xâm nhập”.
Về sản xuất giống TS, là nơi tạo ra con giống chất lượng cao nhất nước, toàn tỉnh hiện có khoảng 500 cơ sở hoạt động sản xuất giống TS, riêng tôm giống có 430 cơ sở hoạt động (tính cả các công ty lớn), bao gồm: 200 cơ sở sản xuất giống tôm thẻ chân trắng và 230 cơ sở sản xuất tôm sú giống.
Mặt nổi thứ nhất dễ nhận ra trong sản xuất tôm giống là sự gia tăng các công ty lớn, từ 90 công ty trong năm 2013, đến nay đã tăng lên 150 công ty, trong đó riêng vùng An Hải (Ninh Phước) có khoảng 80 công ty lớn. Theo Chi cục NTTS tỉnh, do nắm được tình hình chuyển đổi đối tượng nuôi tôm thương phẩm tại các tỉnh miền Nam, dự báo nhu cầu tôm sú giống sẽ tăng cao nên nhiều doanh nghiệp đầu tư mở rộng quy mô sản xuất.
Trong 6 tháng đầu năm, toàn tỉnh sản xuất tôm giống đạt sản lượng 15,6 tỷ con (trong đó tôm thẻ giống là 12,4 tỷ con), đạt 78% kế hoạch năm và vượt 67% so với cùng kỳ năm ngoái. Đáng nói là riêng tôm sú giống đạt 3,2 tỷ con, vượt 44% kế hoạch năm và vượt 33% so với cùng kỳ năm trước.
Tuy nhiên bên cạnh những chuyển biến tích cực của NTTS, vẫn còn mặt tồn tại như vấn đề ô nhiễm môi trường tại các vùng nuôi tập trung và một số khu vực sản xuất giống vẫn chưa được cải thiện đáng kể. Vì vậy để khắc phục thực trạng trên, việc tổng kết và nhân rộng các mô hình nuôi tôm thành công, hướng dẫn các cơ sở sản xuất giống kết nối vào hệ thống đường ống thoát nước thải đang là nhiệm vụ trọng tâm mà Chi cục NTTS tỉnh đẩy mạnh thực hiện từ nay đến cuối năm.
Dù chưa phải là phát triển bền vững, nhưng với diễn biến hiện nay của nghề nuôi tôm đã cho thấy tăng trưởng đáng kể của giá trị sản xuất TS. Ngoài trúng vụ, người nuôi tôm thương phẩm đang phấn khởi vì giá bán tôm cao. Từ kết quả đạt được 6 tháng đầu năm, có cơ sở để tin rằng ngành NTTS sẽ đạt hoặc vượt chỉ tiêu nuôi 8.250 tấn tôm thương phẩm và sản xuất 19,5 tỷ con tôm giống, hoàn thành kế hoạch năm 2014.
Có thể bạn quan tâm

Khoảng 4 năm nay, một số nhà vườn ở quận Ô Môn đã chịu khó học hỏi về kỹ thuật và tìm loại cây ăn trái giống mới thích hợp với vùng đất ở đây. Trong số đó, ông Trần Văn Hiện (Bảy Hiện) là người đầu tiên chuyển sang trồng cam xoàn tại khu vực Thới Hòa, phường Thới An, quận Ô Môn - TP Cần Thơ.

Khi người dân đẩy nhanh tiến độ cải tạo đất chuẩn bị cho một vụ tôm nuôi mới cũng là lúc thị trường tôm giống dần “nóng” lên. Để có được những vụ nuôi thành công trong điều kiện biến đổi khí hậu hiện nay và tình trạng dịch bệnh gan tuỵ chưa được khống chế, hơn bao giờ hết người dân đang kỳ vọng sẽ có nguồn giống chất lượng để giảm đến mức thấp nhất rủi ro có thể xảy ra.

Ông Nguyễn Thanh Hải - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Thủy sản nước lạnh (Viện Nghiên cứu Thủy sản 1) cho biết, đơn vị đã làm chủ được công nghệ ương nuôi giống cá trắng châu Âu (Coregonus lavaretus), một đối tượng nuôi mới có giá trị kinh tế cao.

Năm 2013, Trạm Khuyến nông Kỳ Sơn được Trung tâm Khuyến nông tỉnh Nghệ An đầu tư xây dựng mô hình “Ương nuôi cá giống cấp 2" với quy mô 0,5 ha. 5 hộ dân tại bản Thà Lạng, xã Bảo Thắng tham gia thực hiện mô hình.

Đó là nhận định của hầu hết ngư dân và những cán bộ theo dõi hoạt động đánh bắt hải sản biển ở Đà Nẵng. Theo đó, thị trường Tết Nguyên đán năm nay, hải sản không dồi dào như mấy năm trước, nếu như không muốn nói là khá khan hiếm các loại tươi ngon.