Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Ninh Bình Triển Vọng Từ Đề Tài Nuôi Cá Nác Hoa Thương Phẩm

Ninh Bình Triển Vọng Từ Đề Tài Nuôi Cá Nác Hoa Thương Phẩm
Ngày đăng: 30/08/2014

Cá nác hoa là loại hải sản có giá trị kinh tế cao. Cá nác hoa trước đây phân bố tự nhiên rất nhiều ở vùng bãi triều ven biển và vùng cửa sông, cửa lạch các tỉnh ven biển miền Bắc. Tuy nhiên hiện nay, do việc quây đầm, nuôi ngao, sử dụng thuốc diệt tạp bừa bãi nên loài hải sản này phân bố tự nhiên không còn đáng kể và có nguy cơ cạn kiệt.

Trước thực trạng này, vừa qua Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình đã hỗ trợ Chi cục Thủy sản, (Sở Nông nghiệp & PTNT) triển khai đề tài: “Nghiên cứu hoàn thiện quy trình nuôi cá Nác hoa thương phẩm tại vùng bãi bồi ven biển huyện Kim Sơn”. Qua gần 1 năm triển khai đề tài, bước đầu cho thấy những thành công.

Theo anh Phạm Huy Trung, Trạm trưởng Trạm Bảo vệ nguồn lợi thủy sản, Chi cục Thủy sản Ninh Bình, Chủ nhiệm đề tài thì: Cá nác hoa là loài cá nước lợ, phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới, bờ rìa rừng ngập mặn trong suốt khu vực châu á, châu Phi và một phần nhỏ của Australia. ở các nước Nhật Bản, Trung Quốc, cá nác được coi như một món ẩm thực ưa chuộng nên giá thành rất cao.

Năm 2004, tại khu vực vùng ven bờ Đông Nam, Trung Quốc đã tiến hành nuôi cá Nác hoa thương phẩm trên diện tích 1.300ha, năng suất bình quân đạt 7,5 - 9,7 tấn/ha.

Đây là đối tượng nuôi ít bệnh tật, yêu cầu về điều kiện trang thiết bị, ao đầm tương đối đơn giản, vốn không quá lớn. Nếu việc sản xuất giống thành công thì có thể là đối tượng xoá đói, giảm nghèo quan trọng cho người nông dân.

Theo khảo sát, trước đây, cá nác hoa xuất hiện rất nhiều ở vùng bãi bồi, rừng vẹt vùng biển Kim Sơn. Có thể nói, điều kiện tự nhiên tại vùng biển Kim Sơn phù hợp cho cá nác hoa sinh trưởng và phát triển, nhưng hiện nay do việc quây đầm, nuôi ngao, sử dụng thuốc diệt tạp bừa bãi nên việc phân bố tự nhiên không còn đáng kể. Ninh Bình chưa có cơ sở nào nuôi cá nác hoa thương phẩm.

Vì vậy, việc nuôi thử nghiệm cá nác hoa là vô cùng cần thiết. Hơn nữa, việc nghiên cứu nuôi thành công loại hải sản này sẽ có tác dụng rất lớn trong việc cải tạo, bảo vệ môi trường sinh thái biển.

Đề tài khoa học này được triển khai thực hiện trong thời gian 24 tháng, từ tháng 1-2014 đến tháng 12-2015 với quy mô 67,5 vạn con trên diện tích 1,5 ha. Sau hơn 8 tháng thả nuôi đã cho kết quả khả quan, mở ra triển vọng mới trong việc nhân rộng mô hình. Toàn bộ 67,5 vạn cá nác hoa giống được thu mua từ khai thác tự nhiên với kích cỡ bình quân từ 7-8 g/con nay đã đạt trọng lượng bình quân trên 15 g/con; tỷ lệ sống đạt 70%.

Ông Bùi Quang Biên, chủ hộ tham gia thực hiện mô hình cho biết: Đây là đối tượng nuôi ít bệnh tật, yêu cầu về điều kiện trang thiết bị, ao đầm tương đối đơn giản, vốn không quá lớn. Thức ăn chính của cá nác là tảo đáy và mùn bã hữu cơ.

Hiện tại, cá đang sinh trưởng phát triển tốt, trong quá trình kiểm tra, chưa phát hiện dịch bệnh. Dự kiến năng suất đến khi thu hoạch vào khoảng 3 tấn/ha. Với giá bán hiện tại là 200 nghìn đồng/kg, thì 1,5 ha nuôi cá nác sẽ cho thu lãi gần 100 triệu đồng.

Đến nay, có thể khẳng định đề tài nuôi cá nác hoa thương phẩm đã đạt được một số mục tiêu nhất định như, khẳng định khả năng sinh trưởng, phát triển của cá nác hoa tại vùng biển Kim Sơn và bước đầu xây dựng được quy trình kỹ thuật nuôi cá nác hoa thương phẩm. Từ thành công bước đầu của đề tài đã mở ra triển vọng mới cho nghề nuôi thủy sản tại Kim Sơn.

Tuy nhiên, hiện nay, chưa có một loại thức ăn nào dành riêng cho cá nác và trên địa bàn tỉnh cũng chưa có cơ sở nào ương và nuôi cá nác hoa giống, nên cũng là khó khăn cơ bản cho việc nhân rộng mô hình.

Cũng từ khó khăn này mà những người thực hiện đề tài lại tiếp tục nảy sinh ý tưởng về một dự án sản xuất giống cá nác hoa và thức ăn dành riêng cho cá nác hoa nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác bảo tồn, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản, từ đó phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập và đời sống cho người dân.


Có thể bạn quan tâm

Gia Hạn Sử Dụng Đất Nông Nghiệp Đến 2033 Gia Hạn Sử Dụng Đất Nông Nghiệp Đến 2033

Bộ TN-MT cho biết, các hộ gia đình trực tiếp SX nông nghiệp có nhu cầu tiếp tục sử dụng đất sẽ được điều chỉnh thời hạn sử dụng đến năm 2033.

09/03/2012
Ngừa Sóc Cắn Phá Ca Cao Bằng Những Biện Pháp Đơn Giản Ở Bến Tre Ngừa Sóc Cắn Phá Ca Cao Bằng Những Biện Pháp Đơn Giản Ở Bến Tre

Nhiều năm gần đây, tình trạng sóc cắn phá trái cacao gây thiệt hại nặng nề cho hàng ngàn hộ nông dân trồng loại cây này trên khắp các địa phương trong tỉnh Bến Tre, đặc biệt là huyện Châu Thành. Tuy nhiên, việc ngăn chặn, hạn chế sự phá hoại của loại gặm nhấm này vẫn còn không ít khó khăn. Nguyên nhân chính là không có phương thức nào thật sự hữu hiệu, trong khi những cách truyền thống như đặt bẫy, đánh bã, xua đuổi rất kém hiệu quả.

01/06/2012
Nuôi Chim Yến Kết Hợp Du Lịch Sinh Thái Ở Hồ Chí Minh Nuôi Chim Yến Kết Hợp Du Lịch Sinh Thái Ở Hồ Chí Minh

UBND TP.HCM vừa chấp thuận cho Công ty cổ phần Cửu Long Phi đầu tư xây dựng thí điểm trang trại nuôi chim yến tại xã Tam Thôn Hiệp, huyện Cần Giờ trong thời gian 3 năm.

02/06/2012
Mưa Diện Rộng, Giải Hạn Đồng Ruộng Ở Miền Trung Mưa Diện Rộng, Giải Hạn Đồng Ruộng Ở Miền Trung

Từ cuối giờ chiều 31-5, trên hầu hết các địa bàn miền Trung (từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi) đã xảy ra mưa rải rác. Tại các vùng núi Quảng Nam đến Quảng Trị đã xảy ra mưa vừa đến mưa to. Mưa xảy ra trên diện rộng góp phần giải hạn miền Trung, nhất là bổ sung nguồn nước cho sản xuất vụ hè - thu.

02/06/2012
Mô Hình Nuôi Cua Đồng Mô Hình Nuôi Cua Đồng

Dự án khuyến nông đồng bằng sông Cửu Long do Trường đại học Cần Thơ làm chủ dự án đã triển khai thực hiện nhiều mô hình chăn nuôi ở xã nông thôn mới Mỹ Thọ huyện Cao Lãnh, Đồng Tháp. Trước đây là mô hình chăn nuôi heo nái hướng nạc, kế đến là mô hình nuôi vịt siêu thịt và đến nay là mô hình nuôi cua đồng.

02/06/2012