Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Ninh Bình Kiểm Tra Tiến Độ Thực Hiện Dự Án Hỗ Trợ Sản Xuất Giống Cua

Ninh Bình Kiểm Tra Tiến Độ Thực Hiện Dự Án Hỗ Trợ Sản Xuất Giống Cua
Ngày đăng: 16/06/2014

Ngày 10/6, Chi cục thủy sản Ninh Bình đã tổ chức đoàn đi kiểm tra tiến độ thực hiện dự án “Hỗ trợ sản xuất giống cua năm 2014” tại huyện Kim Sơn, cùng đi có các đồng chí lãnh đạo huyện Kim Sơn và các hộ thực hiện dự án tại các xã của huyện Kim Sơn.

Dự án hỗ trợ sản xuất giống cua năm 2014 thuộc chương trình các dự án đẩy mạnh áp dụng thực hành trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh và chương trình giống năm 2014. Dự án được triển khai ngay từ đầu năm với 2 cơ sở được chọn để tham gia dự án là DNTN thủy sản Đông Hải (xóm Kim Đông) và DNTN Hải Tuấn (xóm Kim Hải), đây là các cơ sở tự nguyện tham gia phối hợp triển khai dự án, tuân thủ theo sự hướng dẫn kỹ thuật của Ban quản lý dự án, có năng lực về tài chính, có trang trại sản xuất cua giống đạt tiêu chuẩn.

Trong quá trình thực hiện dự án, Ban quản lý đã chỉ đạo thực hiện khá tốt các bước triển khai từ khâu tổ chức lớp tập huấn kỹ thuật sản xuất và ương cua giống cho 90 hộ sản xuất và ương nuôi cua tại vùng bãi bồi ven biển huyện Kim Sơn; tổ chức hội thảo đầu bờ trình diễn kết quả cho các hộ sản xuất ương cua giống; chuẩn bị kỹ trại sản xuất; nuôi vỗ cua bố mẹ; kích thích sinh sản và ương nuôi ấu trùng Zoae1; ương từ giai đoạn Zoae1 – Zoae4,5; ương từ giai đoạn Zoae 4,5 đến cua bột…

Theo đánh giá của Chi cục thủy sản Ninh Bình, dự án đã được triển khai đúng tiến độ, bước đầu cho hiệu quả cao. Qua thực hiện dự án, cho thấy cứ 1kg cua mẹ sinh sản ra được 0,8-1,2 triệu ấu trùng, tỷ lệ sống từ ấu trùng đến cua bột khoảng 3- 5%.

Đến nay, với 140 kg cua mẹ, đã cho sinh sản thành công 1,45 triệu con cua bột (Cua 1-2), số cua bột này sẽ được tiếp tục ương thành cua 2,3 (kích cỡ 0,8 – 1,5cm) góp phần cung cấp một phần nhu cầu về giống cua cho vùng nuôi tại vùng bãi bồi huyện Kim Sơn.


Có thể bạn quan tâm

Ứng Dụng Thành Công Công Nghệ Sản Xuất Giống Lươn Đồng Ứng Dụng Thành Công Công Nghệ Sản Xuất Giống Lươn Đồng

Nghề nuôi lươn đã phát triển từ những năm 90 của thế kỷ trước nhưng các hộ nuôi ở An Giang cũng như miền Tây vẫn phải sử dụng con giống khai thác ngoài tự nhiên để nuôi. Từ tận dụng đất quanh nhà ở nông thôn mà nhiều hộ vốn dĩ rất nghèo cũng đã vươn lên làm giàu và những người có mức sống trung bình lại có thêm thu nhập. Điệp khúc “thả lươn vào nuôi là chết” đeo đẳng những hộ nuôi lươn khiến cho nhiều người bỏ cuộc...

10/04/2013
Cây Xóa Nghèo Của Nông Dân Vùng Ðồng Tháp Mười Cây Xóa Nghèo Của Nông Dân Vùng Ðồng Tháp Mười

Gần 20 năm trước, vùng Ðồng Tháp Mười thuộc huyện Tân Phước, Tiền Giang vốn nổi tiếng là vùng đất "khỉ ho, cò gáy" thiếu vắng bóng người, nơi hoang tàn dành cho cỏ năn, cỏ lác. Thế nhưng, từ khi cây khóm (dứa) xuất hiện và mở rộng diện tích đã làm thay đổi diện mạo vùng đất này, giúp đời sống người dân cải thiện, nhiều hộ vươn lên làm giàu nhanh chóng.

10/08/2012
Nuôi Dông Đơn Giản, Lãi Lớn Nuôi Dông Đơn Giản, Lãi Lớn

Thức ăn cho dông rất dễ tìm kiếm, chủ yếu là cây, rau muống, rau lang, cà chua, dưa hồng, dưa gang. Đến thời điểm gần thu hoạch dông, cần bổ sung các thực phẩm có nhiều chất dinh dưỡng.

21/08/2012
Giá Cá Tra Nguyên Liệu Sẽ Tăng Trở Lại Từ Tháng Này Giá Cá Tra Nguyên Liệu Sẽ Tăng Trở Lại Từ Tháng Này

VASEP dự báo nguyên liệu cá tra trong quý 3 sẽ thiếu hụt khoảng 30% so với nhu cầu chế biến do có nhiều diện tích nuôi cá đã giảm hoặc chậm thả nuôi lại trong sáu tháng đầu năm nay.

28/08/2012
Thu Hoạch Lúa Bị Đổ Ngã Chi Phí Cao, Thất Thoát Lớn Ở Phú Yên Thu Hoạch Lúa Bị Đổ Ngã Chi Phí Cao, Thất Thoát Lớn Ở Phú Yên

Những ngày qua, do ảnh hưởng không khí lạnh gây mưa to, toàn tỉnh Phú Yên có hơn 8.000ha lúa đông xuân 2012 - 2013 vừa chín tới, chưa kịp thu hoạch đã nằm rạp xuống mặt ruộng. Người dân dàn hàng ngang lội bùn khẩn trương gặt lúa, chi phí cao mà lúa thất thoát lớn.

16/04/2013