Được Mùa Mía Nhờ Giống 9972

Thay vì trồng cây thanh long, nhiều hộ trên địa bàn huyện Hàm Thuận Bắc (Bình Thuận) chuyển sang trồng cây mía, phù hợp với đất và điều kiện nước tưới. Mía được trồng nhiều ở Ku Kê - Thuận Minh, Dốc Gáo, Bê Độc Lập của 2 xã Hàm Phú, Hàm Trí.
Mấy năm gần đây nhờ giá đường ổn định cộng thêm có nguồn đầu tư ứng trước từ nhà máy đường trên địa bàn huyện nên bà con rất yên tâm sản xuất. Giống mía bà con đang thu hoạch trong vụ này là giống mía 9972, cho năng suất cao hơn so với các giống mía bi-on và các loại mía phổ thông khác mà bà con trồng từ trước.
Giống mía 9972 chịu được hạn tốt, kháng sâu bệnh, cây to, lóng dài, sản xuất được 3 vụ hoặc 4 vụ (3 năm đến 4 năm). Chi phí cho giống mía cũng không tốn, vì chỉ trồng một lần, sau khi thu hoạch dọn vệ sinh vườn, đốt gốc mía, tưới nước, bón phân, mía con lại lên và cứ như thế sẽ có nguồn thu trong vài năm.
Tại khu vực Bê Độc Lập thuộc địa bàn xã Hàm Trí, có khoảng gần 20 hộ trồng mía, kinh tế gia đình khá ổn định từ khi chuyển đổi trồng cây ngắn ngày sang trồng mía.
Tuy nhiên cũng có nhiều hộ trước đây trồng mía đã bỏ cây trồng này để thay thế các loại cây khác. Nguyên nhân do thiếu nguồn nhân lực, chưa dám trồng giống mía mới, còn trồng những giống mía cũ tỉ lệ sâu bệnh cao, cây mía kém phát triển.
Đã vậy không đủ nhân công, để cây mía quá thời gian thu hoạch nên mất giá, vì thế bà con ngại không trồng nữa. Hiện nay giá mía thị trường là 750 đồng/kg, trung bình 1 hecta bà con thu được đến 80 tấn, mía 9972 có thể đạt đến 100 tấn/hecta. Trừ chi phí bà con có lãi đến gần 60 triệu đồng/hecta.
Chị Đỗ Thị Dư - thôn Phú Hòa, xã Hàm Trí phấn khởi nói: “Giá mía ổn định, nhà máy đường huyện Hàm Thuận Bắc có nguồn đầu tư ứng trước, nên chúng tôi yên tâm sản xuất. Cây mía cũng rất hợp với vùng đất này, từ khi chuyển đổi cây ngắn ngày sang trồng cây mía đời sống của gia đình tôi được cải thiện nhiều”.
Có thể bạn quan tâm

“Nhiều mẫu mã trái cây khá đẹp nhưng chất lượng chưa cao. Nhà vườn cần đầu tư nhiều hơn nữa trong kỹ thuật chăm sóc”. Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Minh Châu - Viện trưởng Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam nhấn mạnh như thế trong buổi trao đổi với phóng viên Báo Đồng Khởi khi Ngày hội Cây - trái ngon, an toàn năm 2013 vừa khép lại.

Bằng nguồn kinh phí hỗ trợ của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia năm 2013, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư Bắc Giang phối hợp với Trạm Khuyến nông huyện Sơn Động triển khai mô hình nuôi cá lăng trong lồng tại xã Long Sơn, huyện Sơn Động với quy mô 1000 con/100m3.

Anh Lã Tuấn Anh (26 tuổi) ở tiểu khu Hoa Ban, thị trấn Nông trường Mộc Châu, huyện Mộc Châu (Sơn La) nuôi gà Ai Cập quy mô trang trại trên 2.000 con, trong đó 1.000 gà đẻ, 1.000 gà thương phẩm.

Trong những năm qua, thực hiện chương trình đưa cây màu xuống chân ruộng, nông dân tỉnh Trà Vinh đã thực hiện một cách có hiệu quả, vừa tạo được độ màu mỡ, tơi xốp cho đất và lợi nhuận mang lại cao gấp nhiều lần so với đơn thuần trồng lúa.

Được sự hỗ trợ của Quỹ phát triển nông thôn và giảm nghèo huyện Quảng Ninh, những năm qua, một số thôn, bản trên địa bàn xã miền núi Trường Sơn nói chung và bản Trung Sơn nói riêng đã phát triển chăn nuôi lợn, góp phần nâng cao thu nhập cho bà con dân tộc Vân Kiều.