Ninh Bình Khuyến Khích Phát Triển Nấm Rơm Trái Vụ

Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Ninh Bình, Trần Đình Toàn cho biết, UBND tỉnh vừa ra quyết định số 815/QĐ-UBND về việc bổ sung nấm rơm vào danh mục khuyến khích phát triển ở địa phương.
Theo đó, nấm rơm trái vụ được khuyến khích sản xuất trong vụ đông và được hưởng chính sách hỗ trợ giá theo đề án số 12/ĐA-UBND trong giai đoạn 2011-2015.
Vụ đông năm 2013, tỉnh Ninh Bình có chủ trương khuyến khích nông dân mở rộng quy mô sản xuất nấm rơm tại địa phương bởi hiệu quả kinh tế của sản phẩm này nổi bật tại ba khía cạnh chính, đó là nguồn nguyên liệu làm nấm (rơm) khá nhiều, giá trị kinh tế cao và đặc biệt hạn chế ô nhiễm môi trường do tình trạng đốt rơm sau khi thu hoạch lúa tại các huyện. Mặt khác, trồng nấm rơm có thể giúp các huyện Nho Quan, Gia Viễn, Yên Mô… trồng cây rau màu vụ đông kém hiệu quả chuyển sang trồng nấm sẽ cải thiện thu nhập cho nông dân.
Từ những lợi ích kể trên, vụ đông năm nay tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ 100% tiền mua giống nấm cho nông dân.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 8-6, Bộ NN-PTNT phối hợp cùng Sở NN-PTNT tỉnh Vĩnh Long, tổ chức hội nghị bàn giải pháp phòng chống bệnh chổi rồng trên cây nhãn. Theo báo cáo của các tỉnh ĐBSCL, dịch bệnh chổi rồng trên nhãn diễn biến rất phức tạp.

Một bộ phận nông dân gieo trồng giống lúa IR50404 đang loay hoay tìm đầu ra bởi dù giá bán khá thấp nhưng thương lái vẫn không mua

Chính vì lẽ đó, nhu cầu của người tiêu dùng về rau an toàn hiện nay rất lớn. Theo TS Trần Công Thắng, Trưởng Bộ môn chính sách chiến lược thuộc Viện Chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn - ISARD, chẳng hạn như ở thị trường Hà Nội, hiện nay nhu cầu tiêu thụ của riêng khu vực nội thành đã lên tới 1.500 tấn/ngày. Tại các thị trường lớn như TPHCM, Hải Phòng, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Cần Thơ, Bình Dương, Đồng Nai... lượng rau xanh cũng không đủ tiêu dùng.

Về xã Tân Lập I, huyện Tân Phước (Tiền Giang), nói về anh nông dân giàu lên nhờ trồng rau bồ ngót, ai cũng biết anh Trần Văn Tám. Sinh ra trong một gia đình nghèo nên anh Tám luôn khao khát có cuộc sống khấm khá để "bằng bạn bè". Năm 1988 sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự ở Cam-pu-chia trở về, anh lập gia ở xã Thân Cửu Nghĩa, huyện Châu Thành, gia đình cho anh 1,2 ha đất ở ấp 3, xã Tân Lập I, huyện Tân Phước.

Sau khi thực hiện thành công đề tài khoa học cấp tỉnh về “Nghiên cứu kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo cá hồng bạc Lutjanus argentimaculatus (Forsskal, 1775)”, nhóm tác giả do Thạc sĩ Nguyễn Địch Thanh (Khoa Nuôi trồng thủy sản Trường Đại học Nha Trang) làm chủ nhiệm đang hoàn thành quy trình sản xuất giống và tiến hành chuyển giao công nghệ cho người dân