Ninh Bình Đánh Giá Mô Hình Nuôi Cá Nước Ngọt Truyền Thống

Ngày 1/8, Hội nông dân tỉnh Ninh Bình tổ chức hội nghị đánh giá kết quả mô hình “Nuôi cá nước ngọt truyền thống” tại xã Yên Mỹ, huyện Yên Mô.
Mô hình được thực hiện trên quy mô 1.200 m2 tại hộ gia đình nhà ông Nguyễn Kiên Quyết, xóm 5B. Các loại cá được thả là: rô phi đơn tính, trắm cỏ, mè, chép, trôi; kích cỡ giống thả từ 5-12 cm; mật độ 3 con/m2; số lượng giống 3.600 con.
Sau 3,5 tháng nuôi thả, cá sinh trưởng phát triển tốt, kích cỡ bình quân 790g/con, sản lượng mô hình ước đạt 1.238 kg. Theo tính toán sơ bộ thì sau khi trừ chi phí mô hình có thể thu lãi gần 20 triệu đồng.
Tại hội nghị, chủ hộ thực hiện mô hình đã trao đổi với bà con nông dân về kỹ thuật nuôi cá; cách nhận biết, phát hiện và phòng trừ các loại bệnh trên đàn cá. Theo ông Nguyễn Kiên Quyết, việc bà con nuôi những loại cá truyền thống này vừa ít tốn kém lại không đòi hỏi kỹ thuật cao nên rất dễ áp dụng đối với ao đìa trên vùng đất của địa phương.
Sau khi tham quan mô hình, lãnh đạo xã Yên Mỹ, đại diện các hộ dân mong muốn các cấp, các ngành quan tâm hỗ trợ chuyển giao khoa học kỹ thuật, vốn để giúp người dân có thể mở rộng sản xuất và nâng cao hiệu quả kinh tế của mô hình.
Có thể bạn quan tâm

Sức cạnh tranh của ngành mía đường VN kém là do chi phí sản xuất mía đường quá cao, đặc biệt là giá mía nguyên liệu.

100% mẫu loại chè oolong xuất vào Đài Loan đều đạt tiêu chuẩn chất lượng trong đợt kiểm tra gần đây.

Vào đầu mùa mưa, trên sông Đồng Nai xuất hiện nhiều loại cá đặc sản, như: cá lăng vàng, cá leo, cá chình, cá chạch, cá chốt chuột... Đây là thời điểm các ngư dân đánh bắt trên sông tranh thủ “săn” cá đặc sản, và có đêm họ kiếm được cả chục triệu đồng.

Ngày 15-7, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tổ chức hội nghị đánh giá tình hình và giải pháp thực hiện Chỉ thị số 01/1998/CT–TTg của Thủ tướng Chính phủ về bảo vệ nguồn lợi thủy sản, nhất là hạn chế tác hại của việc sử dụng chất nổ, chất độc, xung điện để khai thác thủy sản trên địa bàn Đồng Nai.

Phát triển Đề án “2 con, 1 cây” (gà, cây dược liệu, tôm), hiện huyện có 445 hộ gia đình nuôi tôm thẻ chân trắng với tổng diện tích 1.355ha, tăng 96% so với năm 2014. Trong đó, nuôi bán thâm canh 124 hộ, nuôi quảng canh 321 hộ.