Nigieria Có Thể Trở Thành Nước Cung Ứng Điều Thô Lớn Nhất Cho Việt Nam

Ngày 3/2, tại TP.HCM, đã diễn ra Hội nghị giao thương điều Việt Nam – Nigieria.
Ông Nguyễn Đức Thanh, Chủ tịch Hiệp hội Điều Việt Nam, cho biết, hiện nay, Nigieria đang đứng thứ 2 trong những nước châu Phi XK điều nguyên liệu sang Việt Nam.
Năm 2014, Nigieria đã XK 106.734 tấn điều sang Việt Nam, chiếm 13,4% lượng điều nguyên liệu NK của Việt Nam và chiếm khoảng 80% sản lượng điều của nước này.
Trong mấy năm qua, các DN chế biến điều Việt Nam và các nhà XK điều thô Nigieria đã vượt qua nhiều trở ngại về văn hóa kinh doanh, tập quán thương mại, giao nhận vận tải để làm ăn trực tiếp với nhau.
Tuy nhiên, hợp tác thương mại giữa 2 bên vẫn có một số trở ngại: hạt điều Nigieria có chất lượng còn khiêm tốn so với một số nước châu Phi khác như Ghana, Tanzania…; thanh toán giữa người mua và người bán còn khó khăn; chưa có cơ chế hợp tác để giải quyết các tranh chấp thương mại một cách công bằng và hiệu quả.
Còn theo ông Babatola Faresu, Chủ tịch Hiệp hội Điều Nigieria, nước này có 84 triệu ha đất nông nghiệp nhưng mới chỉ 40% được đưa vào canh tác. Vì thế Nigieria còn nhiều tiềm năng để phát triển diện tích, tăng mạnh sản lượng điều, qua đó có thể trở thành nước cung cấp lớn nhất lượng điều thô cho Việt Nam.
Có thể bạn quan tâm

Nhằm từng bước thay đổi tập quán sản xuất của người dân, hướng đến việc canh tác theo hướng xen canh, mang lại hiệu quả kinh tế cao; kỹ sư Đặng Văn Trọng, Bí thư Đảng ủy xã Xuân Quang 3 đã thực hiện thành công mô hình trồng sắn xen đậu phộng ở huyện miền núi Đồng Xuân (Phú Yên).

Đứng thứ 2 về sản lượng cung cấp cho thị trường thế giới nhưng cà phê Việt Nam lại đang đối mặt với nhiều vấn đề, mà đặc biệt là chất lượng và tính bền vững trong điều kiện biến đổi khí hậu.

Nhiều hộ nuôi cá tra ở các huyện: Châu Phú, Châu Thành và Phú Tân (An Giang) cho biết, giá cá tra hiện chỉ ở mức 18.000 đồng/kg, trong khi chi phí thức ăn, nhân công, bơm nước, con giống lên đến 21.000-22.000 đồng/kg nên không có lời.

Thay đổi tập quán chăn thả truyền thống trước đây, hiện nay nhiều hộ nông dân ở xã Hải Quế, huyện Hải Lăng (Quảng Trị) đã chuyển sang nuôi bò theo hình thức nhốt chuồng. Cách nuôi mới này đã và đang mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân.

Nông dân Thái Hữu Lộc (khóm Bình Đức 1, phường Bình Đức, TP.Long Xuyên - An Giang) cho biết: Gia đình trồng 3 công điên điển Thái Lan trên đất ruộng trồng lúa từ cuối tháng giêng, đến nay đang cho hoa.